Chăm sóc để hoa mai nở đúng dịp Tết

hoa mai nở đúng dịp Tết

Kỹ thuật canh hoa mai nở đúng dịp Tết

Thời điểm tạo nụ cho hoa mai vàng cần phải chuẩn bị từ khoảng tháng 10 âm lịch. Trước hết cần chăm dưỡng cho cây thật khỏe mạnh để cây mới có sức sống ra hoa đúng thời điểm mong muốn. Việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ đối với cả những người có nhiều kinh nghiệm trồng hoa mai. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.

Việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ đối với cả những người có nhiều kinh nghiệm trồng hoa mai. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.

Ngoài ra, việc chăm bón không hợp lý, không đúng thời điểm cũng làm cây hấp thụ đạm nhiều hoặc bị ảnh hưởng bởi sự điều phối của các chất kích thích sinh trưởng nên cây mai khi giải phóng năng lượng bằng cách ra đọt non. Hiện tượng này phá hủy dự tính của người chăm mai khi vào mùa lẽ ra cây kết nụ. Do đó, việc tạo nụ dày đặc cho mai vàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào công chăm sóc và bón phân. Bởi có chăm sóc đúng cách, bón phân đúng liều lượng cây mới phát triển tốt và cho nhiều nụ. Do đó, bón phân phải sớm ngay từ đầu năm. Lượng bón vừa đủ ở dạng dễ tiêu sẽ có lợi hơn giúp cây đẻ nhiều.

hoa mai nở đúng dịp Tết

Việc hoa mai vàng ra được nhiều nụ hay không cũng phụ thuộc cả vào thời tiết nên người trồng mai vàng phải canh đúng thời điểm để ngừng sử dụng các chất kích thích sinh trưởng từ tháng 5 âm lịch. Riêng đối với những cây cứng đầu đến tháng 7 mà vẫn chỉ sinh trưởng mạnh chưa đóng nút thì ta áp dụng biện pháp như chọn thời điểm cây vừa ra lá non thì phun thuốc diệt cỏ. Cần pha loãng theo hướng dẫn trên bao bì rồi phun ướt toàn bộ cây. Sau đó, dùng chất ức chế sinh trưởng để hướng cây ngưng sinh trưởng chuyển hẳn sang kết nụ.

Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng tết cần áp dụng đồng bộ từ bón phân, tưới nước, tuốt lá. Ngay từ đầu tháng 10 âm lịch, hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ ngày 7 – 10 tháng chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn, thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18 – 20 tháng chạp. Ngược lại, nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13 – 16 tháng chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4 – 6 ngày.

Lưu ý, trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2 – 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá. Nếu thời điểm tết ông Táo, quan sát thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng tết. Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên ngưng tưới rồi đem phơi ngoài nắng. Sau vài ngày tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm, đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu để kích thích mai nở sớm cho đúng dịp tết. Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nylon che gốc để tránh mưa.

Nói chung, việc chăm sóc cây mai để chuẩn bị cho hoa nở đúng ngày xuân, khi gặp thời tiết hoặc khí hậu bất lợi là “không dễ ăn chút nào”. Mai đã lặt lá xong thì sợ nhất là mưa, trong nước mưa có tạp chất làm cho hoa nở rất nhanh mà không đồng loạt, cho nên sau cơn mưa thường nhà vườn phải tưới xả rửa để nút hoa trở lại bình thường. Còn một điều tối kỵ trong thời kỳ lặt lá mai, không nên dùng phân vô cơ tưới vào gốc hoặc phun lên nụ hoa, vì cây mai lúc này không còn lá nên không thể thoát nước, nó sẽ bị ngộ độc, sống èo uột và chết dần.

Trong điều kiện khí hậu thời tiết bình thường như khu vực TP.HCM, muốn hoa nở rộ cùng một đợt thì lặt lá cùng một lúc; muốn hoa nở kéo dài nhiều ngày, lớp này tàn lớp khác nở thì lặt lá xen kẽ ở các cành chừng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày với cây mai có nhiều nụ hoa. Sau thời gian lặt lá 5 đến 7 hôm, không thấy nụ hoa bung vỏ trấu thì ta xử lý ngay, đem chậu mai để ở nơi có nhiều ánh sáng và nắng nhất và dùng phân urê, hay 1 – 2 viên Aspirin hòa 1 lít nước tưới vào gốc rồi bỏ khô một ngày sau đó tưới lại bình thường, thấy vỏ trấu trong rớt ra, trong nụ hoa có từ 1 – 7 búp hoa không lệ thuộc nụ lớn hay nhỏ, các búp hoa có màu xanh và đến ngày 23/12 âm lịch có kích cỡ nhỏ hơn hạt đậu xanh một chút là vừa, đến ngày 28/12 âm lịch có vài hoa trổ lác đác là đạt yêu cầu mong muốn cây mai nở đúng ngày xuân.

XUÂN QUANG – Khoa Học Phổ Thông, 04/01/2019

Cây sen đá: Một món quà tuyệt vời

cây sen đá

Trồng cây sen đá: Vừa dễ trồng, vừa dễ chăm sóc mà còn mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ về trưng bày và trang trí, đặc biết hơn là về phong thủy, rước tài lộc may mắn về nhà.

Cây sen đá hiện nay rất được ưa chuộng vì là loài rất dễ sống, không đòi hỏi được chăm sóc thường xuyên, mang ý nghĩa về một tình yêu bền chặt, trọn đời, vĩnh cửu. Cây là lựa chọn lý tưởng để trưng bày trên bàn làm việc, ngoài cửa sổ hay trong bếp. Bên cạnh đó còn có thể làm quà tặng, đặc biệt hơn là trang trí hoa cưới …

Cây sen đá còn có tên gọi khác là cây hoa đá, là dòng thực vật mọng nước (Succulent plant) thuộc chi Echeveria. Ước tính có khoảng 60 họ sen đá khác nhau với hơn 300 loài, trong đó hơn 90% phân bố chủ yếu ở châu Mỹ, châu Úc và châu Phi.

Sen đá là loài cây ưa nắng, thường sống ở các vùng đất thiếu chất dinh dưỡng và khô nóng như sa mạc. Sen đá dễ trồng, xanh quanh năm. Lá rụng ra khỏi thân có thể nẩy chồi ở gốc làm thành cây mới. Lá cây nhỏ mọng nước, xếp thành hoa như hoa sen, trông rất đẹp và xinh xắn.

Lợi ích và công dụng của cây sen đá:

Trưng bày: Sen đá không yêu cầu tốn công chăm sóc, rất phù hợp trồng trong chậu và tạo những góc xinh xắn, bắt mắt cho phòng khách, khách sạn hay văn phòng. Chỉ cần ngắm dáng cây nhỏ nhắn nhưng đầy sức sống rắn rỏi, cứng cáp, mọi mệt mỏi, muộn phiền, stress cũng dần tan biến, giúp ta có thêm niềm tin, hăng say sống và làm việc.

Làm quà tặng: Hoa sen đá tượng trưng cho sự bền lâu, vĩnh cửu, thích hợp để tặng cho người thân thiết với mình. Còn gì ý nghĩa hơn khi tặng một chậu sen đá để truyền đạt tâm ý cũng như mong ước về sự thân thiết, bất tử trong tình cảm.

cây sen đá

Trang trí hoa cưới: Chỉ cần một cánh hoa bị héo thì đã có cánh khác mọc lên, giống như sức sống mãnh liệt và bất diệt của tình yêu, con người. Toàn thân chỉ một màu xanh lá, mang vẻ đẹp kín đáo, tinh khôi, không hề phô trương nhưng vẫn rất bắt mắt, vì vậy người ta còn dùng sen đá để làm những bó hoa cưới cầm tay cho cô dâu vô cùng độc đáo và ý nghĩa, tượng trưng cho một tình yêu vĩnh cửu.

Ý nghĩa phong thủy: Cây sen đá không chỉ tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ mà còn là sự bền bỉ, dai dẳng và ý chí quật cường theo thời gian. Một hay vài chậu sen đá trong nhà có ý nghĩa phong thủy mang tài lộc, may mắn cho gia đình của bạn. Đặc biệt cây sen đá rất hợp với người tuổi Dậu

Ý nghĩa của cây sen đá:

Từ sức sống của Sen Đá, chúng ta có thể nói rằng: Mọi việc trong cuộc sống đều có cách giải quyết miễn là con người ta biết dũng cảm, mạnh mẽ đối diện với nó như chính Sen Đá đối diện với mọi điều kiện sống của nó. Chuyện gì cũng có thể xảy ra, chuyện gì cũng có thể biến không thành có được. Vì thế, hãy tin vào cuộc sống này và hãy luôn sống mạnh mẽ như Sen Đá

Không có gì quá bất ngờ khi những năm gần đây, sen đá luôn là loài cây được ưa chuộng nhất bởi vẻ đẹp mộc mạc, thuần khiết, ý nghĩa lớn, giá thành phải chăng mà không đòi hỏi sự chăm sóc quá cầu kỳ. Còn chần chừ gì mà không mau chóng “tậu” cho mình vài cây sen đá?

Cách chăm sóc sen đá như thế nào?

cách chăm sóc sen đá

Hướng dẫn cách chăm sóc sen đá

Nhiều loài Sen Đá được trồng phổ biến như một loại cây cảnh trong vườn, cây có khả năng chịu hạn cực tốt, sống khoẻ trong các điều kiện khắc nghiệt. Sen đá là loài cây ưa nắng, sống ở các vùng đất thiếu chất dinh dưỡng và khô nóng như sa mạc… Trong bài viết này, hãy cùng Farmvina tìm hiểu cách chăm sóc sen đá!

Sen Đá là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, phát triển tốt quanh năm. Lá rụng ra khỏi thân có thể mọc thành cây mới. Cây Sen Đá hay được trồng trong chậu nhỏ trang trí để bàn làm việc rất đẹp hoặc dùng làm món quà ý nghĩa để tặng cho nha

Sen đá luôn phải được nâng niu, vậy làm cách nào để chăm sóc cây sen đá tốt nhất?

1. Nước:

Sen đá là loài ưa nóng, khô. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, chỉ nên tưới đủ ẩm để tránh thối rễ và lá, không để nước đọng lại trên lá. Chỉ nên dùng nước máy hoặc nước giếng thông thường để tưới cho sen đá. Tưới nước cho ngấm đủ xuống rễ cây khoảng ¾ chậu hoa, không nên để nước đọng lên ngọn cây nếu để cây nơi nhiệt độ thấp vì như vậy sẽ gây úng lá.

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và môi trường trồng (nhiệt độ trong phòng hay ban công ngoài nắng) mà lượng nước tưới sẽ khác nhau. Nếu thời tiết khô và nắng thường xuyên thì tưới 2-4 lần 1 ngày, còn những ngày mưa và thời tiết mát mẻ thì chỉ cần tưới 1-2 lần 1 tuần. Ngoài ra còn tùy vào loại đất trồng, đất thịt như đất phù sa, đất mùn thì khả năng giữ nước tốt, thoát nước kém nên chỉ cần tưới nước 3-4 ngày một lần.

2. Ánh sáng:

Cũng như hầu hết các loại cây mọng nước, cây sen đá cần nhiều ánh sáng để phát triển, thường ít nhất 6-8 giờ ngoài nắng 1 ngày, tốt nhất là nắng sớm vừa phải không quá gắt. Nếu để trong phòng thì 2 ngày phải mang ra phơi sáng một lần để cây tránh bị rụng lá.

3. Đất trồng:

Sen đá chủ yếu cần loại đất có khả năng thoát nước tốt, có thể dùng hỗn hợp tro trấu trộn với phân bò với tỉ lệ 1:1. Hoặc đơn giản hơn có thể trộn cát, sỏi, đất pha cát và phân.

Sen đá không yêu cầu nhiều về dinh dưỡng, tuy nhiên để cây khỏe đẹp và phát triển tốt bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân tan chậm, phân bón qua lá (20-20-20), phân dynamic hàng tháng. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho cây không bị thiếu chất dinh dưỡng định kỳ mỗi năm nên thay đất cho cây 1-2 lần.

cách chăm sóc sen đá

4. Phân bón:

Chỉ cần bón phân loãng, 2 – 3 phân loãn là được, không cần quá nhiều

Nếu cây đã lớn tuổi thì nên giâm cây mới. Giâm bằng lá. Chỉ cần cấm lá nghiêng (hoặc đặt ngang) lên hỗn hợp đất pha sẵn là trồng được. Lưu ý: giữ đất ẩm vừa phải để dễ dàng ra rễ hơn. Việc tách cây con tiến hành khi đảo chậu, chọn cắt lấy chồi con bên cạnh rồi trồng vào chậu khác.

Cách nhân giống sen đá

Để có 1 cây sen đá giống, rất đơn giản chỉ cần lấy 1 cái lá của cây (chọn loại lá bánh tẻ hoặc hơi già 1 chút) sau đó để lá ở nơi cát ẩm hoặc đất ẩm, hoặc những nơi có bóng mát và một chút độ ẩm.

Sau khoảng 1-2 tuần từ cuống lá sẽ mọc lên mầm. Khi đó có thể mang lá đã nảy mầm đi trồng, nhưng người trồng hoa phải hết sức cẩn thận với những mầm này vì chúng rất dễ bị gãy. Nên để khoảng 1-2 tháng chờ cho mầm đã thành cây cứng lúc đó đem trồng sẽ an toàn hơn.

Phương pháp tưới nước cho địa lan bạn cần nắm

tưới nước cho địa lan

Các phương pháp tưới nước cho địa lan phù hợp phải căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện trồng, giống, tình hình sinh trưởng, độ lớn của chậu, giá thể… để quyết định chế độ, phương pháp tưới nước, đồng thời phải dựa vào kinh nghiệm thực tế thông qua tìm hiểu sinh lý của hoa địa lan mà xử lý tưới nước một cách linh hoạt đúng thời gian và đúng liều lượng.

Những người trồng hoa lan đều cho rằng: Phương pháp tưới nước cho hoa lan là một nghệ thuật, tục ngữ có câu: “biết một chút về trồng hoa lan, phải mất 3 năm công tưới nước”, ý nói rằng muốn nắm vững kỹ xảo trồng hoa lan thì cũng phải trải qua 3 năm tìm hiểu và tổng kết. Bốn chữ “phương pháp tưới nước” tưởng chừng không học cũng biết.

Xem thêm: Tưới nước cho hoa lan có đơn giản?

Phương pháp tưới nước như thế nào là khác biệt

– Căn cứ để có được phương pháp tưới nước phù hợp cho địa lan

Đề ra phương pháp tưới nước cho địa lan đúng cách cần tùy thuộc vào độ lớn của chậu, đất và thời gian tưới.

Thông thường giá thể trồng địa lan phải thường xuyên ẩm ướt, nhưng không được quá ẩm ướt. Cần căn cứ vào chậu để trồng địa lan, giá thể, thời tiết, tình hình sinh trưởng của cây để quyết định lượng nước: ví dụ như loại chậu đất nung có nhiều lỗ sẵn có khả năng thông khí, hút nước thoát nước, giữ nước nên có khả năng điều tiết chức năng hút nước của rễ do đó lượng nước tưới có nhiều một chút cũng không ảnh hưởng đến cây.

Còn loại chậu nhựa không lỗ thông hơi, không hút nước, không thoát nước, không khí lưu thông kém, mặc dù gần đây có sự cải tiến bằng cách đục lỗ xung quanh nhưng vẫn kém hơn loại chậu đất nung, cho nên khi tưới nước cần phải chú ý đến điều tiết lượng nước tưới phải ít hơn một chút.

Ngoài ra tính chất của giá thể có liên quan đến khả năng hút nước và thoát nước. Các giá thể như rong biển, lá cây mục, than bùn, hút nước, giữ nước, khí lưu thông tốt nhưng thoát nước là hơi kém, trồng hoa lan bằng những giá thể này nước tưới có thể giảm.

Mùn cưa, vỏ cây, vỏ dừa, than củi… hút nước chậm nên trước khi sử dụng phải ngâm nước, nhưng giữ nước tốt ốn định, thoát nước, thông khí đều tốt, nên dễ điều tiết nước. Sỏi cơm, cát thô, đá dăm… không hút ẩm, thoát nước thông khí tốt nhưng giữ nước kém, cho nên số lần tưới phải nhiều hơn.

Kể cả cùng một loại giá thể nhưng kích cỡ khác nhau cũng ảnh hưởng đến khả năng thoát nước, thông khí tốt nhưng giữ nước kém nên số lần tưới phải nhiều hơn. Kích cỡ nhỏ giữ nước tốt nhưng thoát nước thông khí kém nên số lần tưới và lượng nước tưới ít hơn. Phương pháp tưới nước còn tuỳ thuộc vào thời tiết, mùa đông nhiệt độ dưới 10°c cây sinh trưởng chậm, thậm chí ngủ nghỉ, lượng nước tưới giảm chỉ cần làm giá thể ẩm là đủ. Mùa xuân, nhiệt độ tăng, địa lan sinh trưởng nhanh, nên lượng nước tưới phải tăng lên.

Mùa hè hoa lan được chuyển vào chỗ râm mát, lượng mưa lại nhiều, cho nên cần phải tuỳ thuộc vào lượng mưa nhiều hay ít và mức độ ẩm của giá thể làm căn cứ để điều tiết hàm lượng nước trong giá thể. Khi mưa nhiều phải chú ý quan sát xem trong chậu có bị đọng nước hay không, nếu phát hiện đọng nước phải lập tức thay chậu, thay đổi tính thẩm thấu của giá thể.

Cuối mùa thu nhiệt độ bắt đầu giảm, có thể giảm dần lượng nước tưới để cho hoa lan sinh trưởng cứng cáp, qua đông được thuận lợi.

– Thời điểm tưới nước cho địa lan

Khi tưới nước cho địa lan phải chọn thời điểm tốt nhất, tức là dựa vào mức độ ẩm của giá thể và yếu tố thời tiết để tưới nước cho đúng lúc. Thông thường có thể dùng tay sờ và quan sát trạng thái ẩm của giá thể để quyết định có nên tưới nước hay không? Nhìn chung khi lớp trên giá thể đã khô, lớp dưới còn ẩm là có thể tưới, không nhất thiết phải đợi đến lúc giá thể bị khô hoàn toàn mới tưới, nhất là mùa hè, nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng phát triển của hoa lan. Nếu như lớp trên giá thể còn ẩm thì 1-2 ngày tưới một lần.

Cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi của cây càng lớn, mất nhiều nước nên cây lan cần nhiều nước, cần phải tưới lượng nước thích hợp, khi ánh sáng yếu nhiệt độ thấp, bốc hơi chậm, nước bị tổn thất ít nên lượng nước bồ sung cũng ít hơn.

Càng không thể quy định mấy tiếng tưới 1 lần. Đối với địa lan thường là tháng 3-4, 2-3 ngày tưới 1 lần hoặc là mỗi ngày tưới một lần với lượng tưới ít, tháng 5-6 mỗi ngày tưới 1 lần, tháng 7-9 mỗi ngày tưới nước đủ 1 lần vào buổi chiều, tháng 10-11 mỗi ngày cũng phải tưới nước 1 lần nhưng tưới vào 10 giờ sáng – 3 giờ chiều, còn tháng 12 đến tháng 3 năm sau chỉ cần 4-5 ngày tưới nước 1 lần.

Ở những nơi giá lạnh, mùa đông nếu như phải tưới nhiều nước thì nên tưới vào ngày có mưa phùn nhằm phòng cây bị chết rét.

Ngày mùa hè thu nên tưới nước vào trước hoặc sau mặt trời lặn để khi về đêm lá đã ráo nước. Mùa đông và mùa xuân tốt nhất là tưới nước vào trước hoặc sau mặt trời mọc. cố gắng tránh hoa lan đang phơi dưới ánh sáng mặt trời, đột nhiên tưới nước lạnh vào, làm giảm đột ngột nhiệt độ giá thể, sẽ ảnh hưởng đến hút nước của rễ, làm mất cân bằng về sinh lý.

Mùa hè nếu như gặp mưa rào thời tiết oi bức, sau mưa phải dùng nước sạch để tưới đẫm giá thể để giảm nhiệt, nếu không rễ cây lan dễ bị tổn thương, thậm chí bị chết héo. Khi lá lan có vết bệnh cũng cần tưới mức ít hơn, giữ cho lá khô, tránh bệnh lây lan.

– Chất lượng nước tưới

Chất lượng nước tưới hết sức quan trọng đối với sinh trưởng của cây hoa lan, chất lượng nước kém ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của cây. Nước dùng cho trồng hoa lan phải là nước mềm ít có khoáng vật và hơi chua (độ pH: 5,5-6,0). Trước đây nhiều người cho rằng nước mưa hoặc tuyết tan dùng để trồng cây hoa lan là tốt nhất, thứ đến là nước sông, bất đắc dĩ mới dùng nước máy, và để vào chum hoặc chậu 1-2 ngày mới dùng. Tuy nhiên, cần chú ý là dùng nước sông hay bị ô nhiễm, nước mưa bị axit hóa còn nước máy có chứa nhiều chất khử trùng (Clo) ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Do vậy chỉ nên dùng nước giếng ở các vùng không ô nhiễm, nước máy thì phải đề 1-2 ngày cho HCl phân giải hết mới dùng.

– Các phương pháp tưới nước

Có 3 cách tưới nước đó là tưới, phun, ngâm. Dụng cụ dùng để tưới là thùng có vòi chuyên dụng, vòi dài, miệng bé tránh làm tồn thương lá và dễ khống chế nước. Phương pháp tưới nước là cho nước chảy từ từ theo thành chậu ngấm đến đáy và giữa chậu. Nước không được chảy quá mạnh làm bong giá thể, ô nhiễm lá và cành hoa, càng không thể để nước chảy vào bên trong kẽ lá, nếu nước tưới không được khống chế tốt cũng có thể làm tồn thương cả cây. Tưới nước phải ướt tất cả giá thể.

tưới nước cho địa lan
Phương pháp tưới nước cho địa lan bằng thùng có vòi chuyên dụng

Phương pháp tưới nước bằng cách phun đòi hỏi tia nước phải nhỏ đều, mỗi lần phun không được quá nhiều chỉ cần làm ướt mặt lá là được. Khi thời tiết khô hanh nên phun nước cho vườn lan. Có thể phun nước xuống đất, lên giàn làm tăng độ ẩm không khí.

Mùa hè độ ẩm cao, mùa đông giá lạnh và chiều mát không nên phun nước, vì phun nước vào những thời điểm ấy dễ sinh bệnh đốm đen, nụ và mầm non dễ bị thối rữa. Nếu cần có thể dùng dấm ăn hòa loãng 150-200 lần phun cho cây hoa lan mỗi tháng 1-2 lần nhằm loại trừ bụi lẫn bám trên lá và các vết đốm màu tro.

Phương pháp tưới nước bằng cách ngâm tức là nhúng đáy chậu xuống nước để cho nước ngấm qua lỗ dưới đáy và ngấm lên giá thể, thời gian ngâm không được quá dài chỉ cần nước ngấm lên đến bề mặt là vừa và giữ cho lá sạch sẽ.

Khi tưới nước cần phải chú ý đến thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây mà sử dụng phương pháp tưới nước cho phù hợp, ví dụ như khi mầm non đang phát triển chỉ nên dùng phương pháp tưới nước vào gốc không nên phun, như vậy sẽ giảm được sâu bệnh hại phát sinh.

Môi trường trồng địa lan tốt là như thế nào?

môi trường trồng địa lan

Tìm hiểu môi trường trồng địa lan tốt

Sinh trưởng phát triển của địa lan phụ thuộc nhiều vào môi trường trồng địa lan. Bởi vậy muốn trồng địa lan phát triển tốt ta cần biết cách trồng, nắm chắc đặc điểm sinh trưởng của cây, môi trường sinh thái nào phù hợp với yêu cầu của lan, sau đó căn cứ vào đặc tính sinh trưởng, giai đoạn sinh trưởng phát triển mà lựa chọn cho lan môi trường sinh thái tự nhiên tốt nhất hoặc môi trường nhân tạo.

Thế nào là môi trường trồng địa lan phát triển tốt?

Địa lan thuộc cây thảo mộc lâu năm, cũng giống như các cây bụi có hạt khác, gồm có 6 phần: Rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt

– Rễ

Rễ của địa lan rất phát triển, rễ nhiều hình trụ, mềm, to và mập. Phần lớn có màu tro nhạt. Rễ chính và rễ phụ đều có chóp rễ, đôi lúc có phân nhánh, cấu trúc bên trong điển hình của thực vật đơn tử diệp, biểu bì tương đối phát triển ký sinh ở thân cây hoặc cành, cũng đôi khi rễ chọc xuống, hình thành rễ khí. Rễ của địa lan không những có chức năng hút nước và dinh dưỡng mà còn có thể dự trữ nước và dinh dưỡng. Bộ phận biểu bì tiếp xúc với ánh sáng chuyển thành màu xanh để tiến hành quang hợp. Trong biểu bì và vùng rễ thông thường có khuẩn rễ cộng sinh. Hai bên cùng hút nước và dinh dưỡng trong tự nhiên để trao đổi và cùng tồn tại. Các sợi thực khuẩn thể sau khi thâm nhập vào bên trong rễ của lan sẽ dần dần bị phân giải để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây lan sinh trưởng, phát triển.

Những cái rễ non của địa lan

Những cái rễ non của địa lan (ảnh: orchidboard.com)

– Thân

Thân của địa lan phình to, ngắn đa số hình trứng tròn, hình bầu dục, hình bán bầu dục, dạng trứng hoặc hình gậy và có tên gọi là giả hành, đây là bộ phận dự trữ nước của thân. Bình thường giả hành được phiến lá hoặc bẹ bao bọc cho đến khi già phiến lá rụng thì mới lộ ra. Thân hành thông thường chồng lên nhau, chỗ tiếp giáp chỉ có một đoạn thân ngầm rất ngắn, cũng có loài giả hành không rõ.

Giả hành của một loại địa lan

Giả hành của một loại địa lan (ảnh: rv-orchidworks.com)

– Lá

Lá của địa lan phần nhiều có 6 – 8 lá chồng lên nhau, dài từ 50 – 100 cm, rộng thường 1,5 – 3,5 cm, đuôi nhọn, phần dưới đối diện ôm lấy nhau, dưới có đốt, mép lá phẳng. Các loài, giống địa lan khác nhau thì lá có kích thước, hình dáng, màu sắc khác nhau. Có loại bản lá hẹp như Độc chiều xuân, Lan đầu hổ lá ngắn, Đại tuyết lan… thường bề rộng của lá từ 1,2 – 2 cm, có loại rộng như lan Văn ban, Bích ngọc lan, Hoàng đơn lan lá rộng > 4 cm. Màu sắc lá của địa lan chịu ảnh hưởng của độ chiếu sáng mạnh yếu mà thay đổi từ màu xanh vàng đến xanh đậm. Thông thường những cây địa lan mọc ngoài trời lá tương đối thẳng, dày, lá cứng hoặc nhỏ dài và có tầng cutin khá dày giữ ẩm tốt, nước khó bốc hơi, thậm chí lá còn là bộ phận giữ nước và dinh dưỡng. Còn những cây địa lan mọc trong bóng râm lá mỏng mềm, màu lá xanh đậm.

Lá của địa lan phần nhiều có 6 - 8 lá chồng lên nhau

Lá của địa lan phần nhiều có 6 – 8 lá chồng lên nhau (ảnh: buyorchidplants.com)

– Hoa

Toàn bộ địa lan là hoa bướm, thường có 10 đóa hoa bám vào cành, cành hoa dài 30 -100 cm, thẳng hoặc dài theo trạng thái tự nhiên, thông thường loại hoa địa lan to có đường kính khoảng 10 cm, loại hoa địa lan vừa 7-8 cm, loại nhỏ 3-4 cm. Kết cấu đóa hoa địa lan đơn giản, có 7 bộ phận cấu thành, tức là 3 đài hoa, 3 cánh hoa và 1 nhị cái, nhụy đài giống như cánh hoa. Trong 3 cánh hoa, mép của cánh hoa địa lan có hình thù khá đặc biệt, nhìn bên ngoài hết sức hấp dẫn, phía trên có rất nhiều u lớn, hơn nữa vị trí cũng thay đổi, lẽ ra mép hoa phải ở phần trên cánh hoa, nhưng cuống hoa tử phòng xoay chuyển quá phức tạp làm cho đóa hoa chuyển 180° làm cho mép của cánh hoa biến thành một cánh hoa. Còn nhị đực và nhị cái kết hợp với nhau hình thành vòi nhụy, đó là cơ quan sinh sản của địa lan, cũng là cấu tạo đặc biệt của họ lan. Bộ phận lõm xuống của đầu vòi nhụy có chất kết dính hoặc lồi lên, tức là khu vực đầu vòi nhụy, rất nhiều giống chỉ có một nhị đực có chứa phấn hoa, bên ngoài của phấn hoa có màng chùm lên, số lượng túi phấn tùy thuộc vào giống, thường 2 – 4 túi.

Địa lan thường có 10 đóa hoa bám vào cành, cành hoa dài 30 -100cm.

Địa lan thường có 10 đóa hoa bám vào cành, cành hoa dài 30 -100cm.

môi trường trồng địa lan
Kết cấu hoa địa lan đơn giản, có 7 bộ phận cấu thành.

Đóa hoa địa lan là trung tâm ngưỡng mộ của mọi người, bởi vậy giống tốt hay xấu được quyết định bởi đóa hoa to hay nhỏ, hình dáng, màu sắc, chất lượng và thời kỳ ra hoa dài ngắn… Thông thường yêu cầu cánh hoa, đài hoa đều phải to, tốt nhất là phần giữa của 2 cánh hoa xếp chồng lên nhau, mép cánh hoa sau khi nở có hình ô van kẽ hở giữa 2 cánh hoa càng nhỏ càng tốt. Thường thường về màu sắc cánh hoa và đài hoa địa lan có màu sắc giống nhau nhưng mép hoa lại có màu khác và tốt nhất là màu sáng đẹp; nếu có vân hoặc vết thì hoa càng có giá trị Chất lượng và độ dày của cánh hoa thì tốt nhất là loại cánh nhẵn, dày và vân nhỏ. Loại cánh hoa địa lan dày chắc ít rụng, dùng được lâu dễ vận chuyển, thời gian ra hoa dài.

Những giống có hoa địa lan đẹp là những giống mà hoa xếp ngay ngắn, khoảng cách vừa phải, hình dáng đẹp.

– Quả và hạt địa lan

Quả của địa lan thuộc loại quả sóc, hình dáng to nhỏ tùy thuộc vào giống bố mẹ. Thông thường có hình trắng dài, dài từ 10 – 20 cm. Tử phòng ở phía dưới nối liền với cánh hoa, khó tách, một ngăn tử phòng. Mỗi quả có 3 cánh, 2 cánh tiếp giáp nhau phân hóa thành màng, vách ngăn thai, gồm 3 mảnh. Mỗi một khoang đầu thai tử phòng chọc thẳng lên đỉnh tạo thành bó nhô lên vách tử phòng, Vách tử phòng bao lấy khoang đầu thai, mỗi khoang đầu thai có nhiều phôi trụ, được thụ phấn bằng côn trùng nhân tạo các phôi trụ phát dục thành hạt. Thời gian từ thụ tinh đến hạt thành thục khoảng 6-10 tháng thậm chí dài hơn. Khi quả chín thì nứt dọc, hạt tung ra ngoài.

Quả của địa lan thuộc loại quả sóc, hình dáng to nhỏ tùy thuộc vào giống bố mẹ.

Quả của địa lan thuộc loại quả sóc, hình dáng to nhỏ tùy thuộc vào giống bố mẹ. (ảnh: botanyboy.org)

Hạt của địa lan rất nhỏ khoảng 0,5mm, rất nhẹ, nhưng rất nhiều. Phần lớn hạt địa lan có hình trứng tròn, giữa có một phôi nhỏ, ngoài có lớp tế bào mỏng trong suốt và có vân tròn làm tăng độ dày, trong vỏ hạt có nhiều không khí, cản trở hút nước, dễ phát tán theo nước và gió. Thông thường phôi phát dục không hoàn hảo, không có phôi nhũ, mà chỉ có tế bào phôi chưa phân hóa hình trứng tròn rất khó nảy mầm.

Hạt của địa lan rất nhỏ khoảng 0,5mm, rất nhẹ, nhưng rất nhiều.

Hạt của địa lan rất nhỏ khoảng 0,5mm, rất nhẹ, nhưng rất nhiều. ảnh: hạt của Cym. iridioides (Lan Kiếm Hồng Hoàng)

Môi trường nào là tốt nhất cho địa lan?

Nguyên sản của giống địa lan ở phía Đông núi Hymalaya, Nam đến Trung Nam bán đảo Ấn Độ Dương, có độ cao so với mặt biển từ 1.000 – 3.000 m. Mùa đông khô lạnh nhưng không có sương muối, mùa hè ấm nhưng không oi bức, hình thành đặc tính ưa khí hậu ấm, mát mẻ, ẩm ướt, không khí trong lành. Địa Lan mùa đông thường sợ gió hanh lạnh, mùa hè sợ oi bức. Các con lai ở thế hệ sau vẫn mang đặc tính đó của bố mẹ, hình thành đặc tính sinh lý khác với quần thể lan châu Âu. Vậy môi trường nào là tốt nhất cho địa lan từ án sáng đến ẩm độ, nhiệt độ…

– Ánh sáng cho địa lan

Ánh sáng là tác nhân chủ yếu để địa lan tiến hành quang hợp. Không có ánh sáng, diệp lục của hoa lan không thể tiến hành quang hợp, tức là không có dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho địa lan, nhu cầu của hoa lan đối với ánh sáng tuỳ thuộc vào loại hoa lan, kể cả cùng một loại giống địa lan nhưng nhu cầu đối với ánh sáng ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Nhìn chung địa lan cần lượng ánh sáng từ 15.000 – 70.000 lux. Khi lượng ánh sáng thoả mãn, địa lan sinh trưởng phát triển rất khoẻ, thân vươn dài lá ngắn rộng, thịt lá dày, màu lá xanh nhạt hoặc xanh vàng, thân giả chắc mập, nhiều hoa, tỷ lệ nở cao, màu hoa sặc sỡ, Nếu như độ chiếu sáng quá lớn (lớn hơn 70.000 lux) sẽ ức chế quang hợp nhất là mùa hè thu, thời tiết khá ấm, ẩm độ tương đối thấp, ánh sáng trực xạ mạnh sẽ làm tổn thương lá, Bởi vậy mùa hè và hè thu nên che nắng cho địa lan, giảm bớt lượng ánh sáng và tăng độ ẩm không khí, tránh làm tổn thương đến địa lan. Trái lại khi thiếu ánh sáng (<10.000 lux) quang hợp của địa lan sẽ giảm, không đủ dinh dưỡng thường dẫn đến mọc vống, lá nhỏ dài màu xanh sẫm, thịt lá mềm mỏng, lá chúc xuống, ra hoa ít, đoá hoa nhỏ, màu hoa kém sặc sỡ. Bởi vậy trong điều kiện thiếu ánh sáng đặc biệt là mùa Đông, Xuân cần phải bỏ ngay vật liệu che nắng để địa lan có nhiều ánh sáng mặt trời. Nếu như thời tiết âm u kéo dài khi cần biện pháp chiếu ánh sáng nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây lan.

– Nhiệt độ cho địa lan

Tính thích ứng của địa lan đối với nhiệt độ là tương đối rộng, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 10 – 25°c, thông thường nhiệt độ bình quân khoảng 15°c là địa lan có thể ra mầm lá, 20 – 30°c cây sinh trưởng tương đôi nhanh, dưới 5°c và trên 30°c cây ở trạng thái ngủ nghỉ. Nếu nhiệt độ dưới 0°c trong thời gian ngắn chỉ có cây con bị chết rét đối với cây con đã lớn và cây trưởng thành ảnh hưởng khônglớn. Khi nhiệt độ cao hơn 30°c, mặc dù ảnh hưởng không rõ đến địa lan, nhưng hay sinh ra hiện tượng hình thành hoa từ sớm, mầm hoa thui chột. Trong thời gian cây sinh trưởng phát triển, điều kiện nhiệt độ nhiệt độ ban ngày 22 – 28°c không thấp hơn 18°c và không cao hơn 30°c, ban đêm là 18-22°C, tốt nhất không thấp dưới 15°c hoặc cao hơn 30°c. Trong thời gian phân hóa mầm hoa, nhiệt độ ban ngày là 18-22°c, tốt nhất là không dưới 15°c hoặc cao hơn 30°c ban đêm là 12-18°c tốt nhất không dưới 10°c hoặc cao hơn 18°c. Khi hoa nở nhiệt độ ban ngày 20-25°C tốt nhất không dưới 18°c hoặc cao hơn 28 c, nhiệt độ ban đêm 15 – 20°c tốt nhất không cao hơn 21 °c cũng không dưới 10 c.

– Ẩm độ cho địa lan

Đa số giống địa lan có nguồn gốc từ các đồi của núi Hymalaya thích hợp với môi trường sinh thái nhiều mưa. Vì vậy, phải thường xuyên tưới nước cho địa lan, giữ ẩm cho giá thể và phun nước thường xuyên, duy trì nhiệt độ không khí ở mức độ khá cao. Nếu giá thể quá khô rễ không thể hút được nước, trong khi cây lan không ngừng bốc hơi nước làm cho cây lan bị héo rũ; giá thể quá ẩm, chậu lan đọng nước, rễ thiếu không khí, cây thiếu Oxy dẫn đến ngạt thở. Nhưng nếu chỉ đảm bảo độ ẩm cho giá thể vẫn chưa đủ mà còn phải tìm mọi biện pháp để duy trì độ ẩm không khí, bởi vì độ ẩm không khí quá thấp, địa lan sinh trưởng kém, thường là rễ sinh trưởng yếu, nhỏ bé, lá hơi vàng. Bởi vậy tưới nước cho địa lan phải căn cứ vào chậu to hay chậu nhỏ, giá thể nhiều hay ít, độ to nhỏ của giá thể và khả năng giữ nước, điều kiện ánh sáng nhiệt độ của mùa sinh trưởng và nhu cầu sinh trưởng và phát triển của địa lan ở giai đoạn khác nhau mà cấp nước kịp thời, đầy đủ. Định kỳ tưới nước duy trì giá thể ẩm ướt, thường xuyên phun nước tăng cường độ ẩm không khí- Thông thường trong thời gian sinh trưởng địa lan cần nước đầy đủ và duy trì độ ẩm không khí khá cao, tốt nhất là từ 70-80%, tối thấp không thể thấp hơn 60%, tối cao không thể quá 95%. Thời gian hoa nở cần lượng nước vừa phải, nhiều nước quá sẽ dẫn đến trao đổi chất tăng, phát sinh nấm bệnh… làm cho thời gian hoa nở rút ngắn làm giảm giá trị cành hoa, cung cấp nước ít không thể thỏa mãn hoa nở, dễ dẫn đến rụng nụ, rụng hoa, đồng thời sẽ làm cho thời gian ra hoa ngắn lại. Độ ẩm không khí tốt nhất là 60-70%, tối cao không quá 80%, tối thấp không quá 50%.

– Thông gió cho địa lan

Nguyên chủng địa lan thuộc loại lan phụ sinh, bán khí dễ ưa môi trường thoáng gió, môi trường thoáng gió dễ dẫn đến tình trạng thiếu CO2, ảnh hưởng đến quang hợp và dễ phát sinh bệnh. Bởi vậy chọn môi trường trồng địa lan lý tưởng ngoài việc chú ý đến ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm còn phải chú ý đến thông gió, thoáng khí, giữ cho không khí trong lành, Trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển của địa lan cần có gió (thông thường khí thấy đuôi lá lan bị gió lay là được) để cuốn đi hơi nước thoát ra từ lá và khí bị ô nhiễm, thúc đẩy sự tuần hoàn nước được đẩy từ rễ và bốc hơi qua lá, khiến cho cây sinh trưởng nhanh. Đặc biệt cũng cần chú ý tới độ đối lưu của không khí theo mùa sinh trưởng và trạng thái sinh trưởng và phát triển của địa lan, tránh sự đối lưu không khí quá nhanh làm tổn thương đến lá lan. Những nơi mùa đông giá lạnh cần chú ý sự xâm nhập của không khí lạnh, thường thường chỉ nên thay đổi không khí trong vườn hoa vào buổi trưa, khi trời râm sẽ đáp ứng sinh trưởng phát triển bình thường của địa lan.

Cần phải chỉ ra rằng tác dụng của 4 yếu tố môi trường là ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và thông gió luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy, cùng ức chế. Bởi vậy mấu chốt để nuôi tốt địa lan cần phải căn cứ vào các giai đoạn phát triển, điều tiết một cách linh hoạt các yếu tố nhằm bổ sung những mặt thiếu của môi trường nuôi dưỡng tạo ra môi trường sinh thái tốt nhất cho địa lan sinh trưởng phát triển bình thường.

Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh cho địa lan

địa lan

Các cách phòng trừ sâu bệnh cho địa lan

Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh cho địa lan

Mặc dù địa lan là loại cây hoa lan to khỏe mạnh, nhưng nếu chăm sóc không thỏa đáng cũng dễ bị sâu bệnh phá hoại, từ đó sẽ làm giảm giá trị thẩm mỹ, thậm chí cây bị chết.. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh cho địa lan là:

– Trừ tận gốc nguồn sâu bệnh cho địa lan

Khi chọn mua hoặc nhân giống phải hết sức lưu ý và quan sát xem có sâu bệnh nguy hiểm gây hại cho địa lan không, nếu phát hiện thấy có phải lập tức diệt trừ triệt để. Nếu cây nhập khẩu từ nước ngoài cần phải thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm dịch, không mua hoặc trồng những giống hoa lan mà bộ phận kiểm dịch quốc gia kiểm nghiệm không đạt yêu cầu và không nên dùng những cây giống, hạt giống do cá nhân đưa từ nước ngoài về.

– Cải thiện điều kiện môi trường trồng địa lan

Phải chú ý đến vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện ánh sáng cho địa lan, thông gió, cắt tỉa ngay những lá khô và sâu bệnh hại, tạo được một môi trường cho địa lan sinh trưởng khỏe mạnh. Đồng thời nâng cao kỹ thuật chăm sóc địa lan sinh để trưởng khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu và kháng sâu bệnh hại.

https://caykieng.farmvina.com/trong-dia-lan/

– Lấy phòng làm chính, kết hợp giữa phòng và trị

Khi phát sinh sâu bệnh cho địa lan, mọi người đều nghĩ đến phun thuốc. Tuy rằng phun thuốc trong một thời gian ngắn có thể diệt trừ được sâu bệnh hại. Nhưng thuốc không phải là hữu hiệu, nêu sử dụng không thỏa đáng còn gây hại cho cây địa lan và ô nhiễm môi trường. Cho nên, trồng hoa lan nhất là trồng tại gia đình phải kiên trì lấy phòng làm chính, chỉ khi nào bất khả kháng thì mới dùng thuốc diệt khuẩn, diệt sâu, hơn nữa nên cố gắng chọn lựa những loại thuốc hiệu quả cao, ít độc hại, tồn dư thấp và có hiệu quả kéo dài.

Đồng thời nên dùng thay đổi nhiều loại thuốc, tránh tình trạng kháng thuốc, dẫn đến tình trạng càng dùng nhiều thuốc, hiệu quả càng ngày càng thấp.

Phòng trừ bệnh hại cho địa lan

Bệnh hại cho địa lan, có rất nhiều nguyên nhân làm cho mất cân đối về sinh lý dẫn đến các loại bệnh về sinh lý như thiếu đạm, lá xuất hiện màu vàng mầm non vừa nhỏ vừa sinh trưởng chậm nhưng không có hiện tượng xoăn lá, còn nhiệt độ thấp dễ xuất hiện màu đỏ, ở phía dưới của cánh hoa. Loại bệnh sinh lý này không phải do vi khuẩn gây nên, bởi vậy còn gọi là bệnh không lây nhiễm, cũng có thể là do tưới nước, thoát nước không hợp lý tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

https://caykieng.farmvina.com/cham-soc-dia-lan-thoi-ky-ra-hoa/

Các bệnh do vi khuẩn xâm nhiễm như bệnh thối rữa, đổ cây, thảm thực, khô héo, đốm lá cây bị thoái hoá, các bộ phận của cây bị chết… còn có một số bệnh do siêu vi trùng gây nên thường xuất hiện triệu chứng bệnh hoa lá, hoại tử. Cho nên khi phát hiện thấy cây hoa lan bị bệnh việc đầu tiên phải làm là tìm nguyên nhân gây bệnh như ánh sáng, nhiệt độ, nước tưới, thông gió, bón phân hoặc là do giá thể để quyết định xem có nên phun thuốc hay không để phòng trừ.

phòng trừ sâu bệnh cho địa lan
Bơm thuốc phòng các loại bệnh chuyển mùa trên vườn địa lan mô hình ở Đà Lạt

Triệu chứng một số bệnh sinh lý ở địa lan

– Bộ phận lá

+ Vàng lá, mầm non vừa nhỏ vừa sinh trưởng chậm, không xoăn

Nguyên nhân: Thiếu đạm

+ Lá tử màu xanh chuyển sang vàng, bộ phận khác bình thường

Nguyên nhân: Thiếu ánh sáng

+ Lá non bình thường, phần khác thân lá màu vàng, bẹ thân giả xoăn thành vẩy
Nguyên nhân: Tưới nước quá nhiều, sang chậu không đúng bệnh hoặc rễ bị hại

+ Lá tím đặc biệt là lá non

Nguyên nhân: Sang chậu không đúng hoặc rễ quá già.

+ Đuôi lá bị khô, lan dần xuổng dưới, nhưng không lây, nhiễm rễ trên mặt chậu chết khô

Nguyên nhân: Bón nhiều phân hoặc bón không thỏa đáng. Cần bón phân cho địa lan một cách hợp lý.

+ Lá cháy khô thêm đốm đen

Nguyên nhân: Ánh sáng quá mạnh (xem thêm – ánh sáng cho địa lan)

+ Lá xoăn chuyển màu xanh xám rất nhanh, thân giả cũng dần dần xoăn lại

Nguyên nhân: Nhiều nước hoặc thoát nước kém (xem thêm – tưới nước cho địa lan)

+ Lá dần dần xoăn lại, lá già có màu vàng xanh, nặng thì sẽ bị rụng

Nguyên nhân: Trồng quá dày, thông gió kém

– Bộ rễ

+ Rễ bị chết khô, trên bị nhiều hơn dưới, thân lá khô héo

Nguyên nhân: Bón quá nhiều phân hoặc độ ẩm của chậu quá cao. (xem thêm – bón phân cho địa lan)

+ Rễ ở mầm non khoẻ, còn các rễ khác đều bị chết

Nguyên nhân: Tưới quá nhiều nước hoặc giá thể quá mục, thoát nước kém

– Vỏ thân giả

+ Vỏ thân giả bị xoăn lại, sau vài tuần hoặc vài tháng lá bị vàng

Nguyên nhân: Ánh sáng quá mạnh

+ Vỏ thân giả bị cháy từng mảng

Nguyên nhân: Thiếu ánh sáng, hoặc thừa đạm thiếu kali

– Nụ hoa

+ Nụ hoa ngừng sinh trường

Nguyên nhân: Ban đêm chiếu sáng quá mạnh, thời gian chiếu sáng không thỏa đáng, hoặc nhiệt độ ban đêm quá cao

+ Nụ hoa bị vàng rồi dần dần chuyển sang màu đỏ da cam nhạt và rụng

Nguyên nhân: Ngộ độc thuốc hoặc cây sinh trưởng quá yếu

– Đài hoa

+ Đài hoa vàng sau chuyển sang màu xám

Nguyên nhân: Nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch quá lớn hoặc ngộ độc

+ Đài hoa dính vào nhau, khó tách

Nguyên nhân: Độ ẩm không khí quá thấp

+ Phần dưới cánh hoa có màu đỏ

Nguyên nhân: Quá lạnh

+ Hoa tàn sớm, tử phòng vàng hoặc phớt hồng

Nguyên nhân: Ngộ độc thuốc

+ Hoa dị dạng

Nguyên nhân: Trong khi phân hóa mầm hoa cây bị ngộ độc hoặc nhiệt độ chênh lệch quá lớn, hoặc thúc hoa không thỏa đáng

– Sâu bệnh cho địa lan: Bệnh thán thư của địa lan

Các bộ phận của địa lan như thân lá, vỏ thân già, đài hoa cánh hoa thường bị bệnh thán thư, thường thấy ở những cây chăm sóc kém. Những cây tổn thương do rét, ngộ độc thuốc, cháy nắng và những cây sinh trưởng kém do bón quá nhiêu đạm, giá thể quá chua hoặc trồng quá dày, rễ thiếu không khí làm cho bộ rễ phát triển kém đều dễ măc bệnh. Khi vi khuẩn xâm nhập vào lá, vỏ thân già, đầu tiên xuất hiện đốm đen dài trên nền màu xám hoặc xanh vàng và hình thành các bào tử trên đó. Giữa bộ phận chưa bị nhiễm bệnh và bộ phận đã nhiễm bệnh có ranh giới rõ rệt, ở giai đoạn sau vêt bệnh loang dần rồi liền với nhau tạo thành vết lõm hoặc từ màu đen.

phòng trừ sâu bệnh cho địa lan
Các biểu hiện sâu bệnh cho địa lan

Tăng cường chăm sóc, tạo cho cây đủ ánh sáng, thông thoáng, tránh bị tổn thương là cách phòng trừ sâu bệnh thán thư tốt nhất. Mùa mưa nên phun ít nước, bón thêm phân hữu cơ nhằm nâng cao khả năng chống bệnh, không được bón quá nhiêu đạm. Khi bị bệnh nhất thiết không được tưới nước, lập tức cắt bỏ vết bệnh và đem tiêu huỷ.

– Sâu bệnh cho địa lan: Bệnh thối rữa ở địa lan

Đây là loại bệnh hại do trực khuẩn gây ra với sự xâm nhiễm của men ác tính và men thối rữa trong đơn bào thực vật gây nên. Do đó tùy thuộc vào vị trí sinh bệnh và triệu chứng của bệnh mà còn có thể phân chia thành các bệnh như bệnh thối đen, thối tâm, thối gốc, bệnh đổ rạp. Sự xâm nhập của men ác tính dễ làm cho rễ bị thối, làm đổ cây. Khi bệnh nặng bắt đầu từ lá non sát gốc, lúc đầu lá mất màu xanh hoặc đốm tròn như giọt nước, sau đó loang dần thành các vết thối rữa, màu nâu nhạt, rồi nâu đen, cho đến khi toàn cây bị chết khô. Triệu chứng bệnh rất khó phân biệt với bệnh bạch quyển (lụa trắng) và bệnh do khuẩn lưỡi liềm gây nên. Ở các vùng có khí hậu ấm áp, quanh năm đều có thể phát sinh bệnh nhưng cây bị hại nặng nhất vẫn là mùa xuân do có mưa phùn ít nắng, môi trường không thông thoáng. Cây địa lan sau khi phát bệnh nếu như không xử lý kịp thời sẽ lan đến thân giả và bộ rễ là loại bệnh hủy hoại hoàn toàn. Bệnh này có thể bị lây lan qua mưa, cũng có thể lây qua cồn trùng khi di chuyển.

Phòng trừ bệnh thối rữa cho địa lan: tránh tưới quá nhiều nước và đề vườn lan đủ ánh sáng, thông thoáng. Khi mới phát bệnh, nên dùng dao đã khử trùng cắt bỏ phần bị bệnh và dùng loại thuốc có chứa 70% Mn và Zn pha loãng 1/600-1/1.000.

– Sâu bệnh cho địa lan: Bệnh vi khuẩn thối nhũn ở địa lan

Bệnh vi khuẩn thối nhũn còn gọi là bệnh đốm nâu, là loại bệnh do vi khuẩn gây hại. Bệnh vi khuẩn thối nhũn hại lá, mầm và thân già, lá. Sau khi bị nhiễm bệnh giai đoạn đầu xuất hiện các vệt như nước đọng, sau biến thành màu nâu hoặc màu đen và lan ra rất nhanh, thành những mảng thối nhũn chảy nước, bệnh lan truyền theo nước tưới hoặc nước mưa. Nếu như thân già bị nhiễm bệnh cũng xuất hiện các hạt nước đọng, sau đó xuất hiện các vết bệnh màu nâu hoặc màu đen, cuối cùng mềm nhũn, thối rất nhanh. Mầm non thường bị nhiễm bệnh vào đầu mùa hè, bệnh xâm nhập vào qua các vết đứt gẫy, sâu cắn, khi gặp mưa nhiều, môi trường không thông thoáng bệnh sẽ rất nặng và lan ra rất nhanh chỉ cần 3-5 ngày toàn bộ lá bị thối nhũn kể cả lá non cũng như lá già. Bất cứ mùa nào trong năm cũng có thể phát bệnh nhưng mùa đông giảm hơn một chút, ở những bộ phận nhiễm bệnh đã bị phân giải chỉ cần va nhẹ đã có dịch chảy ra đồng thời có mùi tanh của cá, khi nhỏ vài giọt dịch đó vào chén nước thấy ngay nước đục tỏa ra xung quanh.

Bệnh thối chồi non có thể bị loại trừ nếu biết cách phòng trừ sâu bệnh cho địa lan
Bệnh thối chồi non và giả hành do nấm Fusarium sp (Hình ảnh: Chi cục bảo vệ thực vật LĐ)

Phòng trừ bệnh thối rữa do vi khuẩn cần chú ý môi trường khi thoát nước tốt, ánh sáng đầy đủ. Các loại thuốc thường ít tác dụng với loại bệnh này, cho nên tốt nhất là loại bỏ cây bị bệnh.

– Sâu bệnh cho địa lan: Bệnh thối rễ

Bệnh thối rễ còn gọi là bệnh khô héo, do khuẩn thể gây nên, ngoài địa lan còn làm hại các loại cây khác. Rễ cây bị thối do một loại khuẩn hình sợi. Đây là loại vi khuẩn hại rất nặng đối với địa lan. Bệnh gây hại trên tất cả các giai đoạn của địa lan nhưng hại nặng nhất là ở cây mới trồng, tưới nước quá nhiều. Bệnh thường xuất hiện sớm nếu như không bị khống chế kịp thời có thể lan đến thân giả rồi đến lá. Trong quá trình phát triển, hình thành vết thối rữa màu nâu vòng quanh gốc cây, làm cho cây bị chết. Cây to bị nhiễm bệnh sẽ suy yếu dần, đầu tiên chỉ làm cho rễ bị thối rữa sau đó làm cho cây bị chết. Cũng có trường họp lại lan đến thân giả làm cho sinh trưởng của cây bị suy thoái, thân giả và lá đều bị vàng, yếu ớt, cong queo khô héo rồi bị chết.

Các loại sâu bệnh cho địa lan
Bệnh thối chồi non và giả hành  do Phytophthora sp. (Hình ảnh: Chi cục bảo vệ thực vật LĐ)

Để phòng trừ loại bệnh này cần chú ý đến điều kiện thông thoáng giảm số lần tưới nước. Trong mùa hè nhiệt độ cao, mưa nhiều, hàng ngày cần phải chú ý quan sát phát hiện kịp thời và sừ dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp. Khi phát hiện cây mới bị bệnh nhẹ phải dùng thuốc trừ khuẩn để phun, cũng có thể ngâm rễ lan bằng thuốc tím hoặc tưới vào gốc từ 2 – 3 lần, cách 1 tuần 1 lần cho hiệu quả khá tốt. Đồng thời nên thay chậu và giá thể khi thay chậu phải cắt bỏ rễ bị thối, sau khi thay chậu hạn chế tưới nước nhằm giảm khả năng bệnh tái phát. Khi cây bị bệnh nặng phải lập tức loại để bỏ tránh lây lan.

– Sâu bệnh cho địa lan: Bệnh khô lá

Bệnh khô lá là loại bệnh do khuẩn hình gậy tròn gây hại hay phát sinh ở đuôi lá hoặc phía trước của phiến lá hoa địa lan. Ban đầu xuất hiện những đốm nhỏ lớn rất nhanh, lúc đầu là các đốm màu nâu đen dạng giọt nước đọng rồi chuyển sang mầu nâu đen, giữa có màu xám nhạt, các vết bệnh to có đốm đen nhỏ, khi nặng sẽ lan ra cả phiến lá làm cho lá bị chết khô. Mùa xuân có mưa phùn trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, thông thoáng kém, ánh sáng thiếu thì bệnh càng nặng.

Phòng trừ bệnh: cần cắt bỏ ngay những lá khô đem tiêu hủy tập trung, đồng thời có thể phun thay đổi các loại thuốc trừ khuẩn.

– Bệnh đốm tròn

Bệnh đốm tròn là loại bệnh hại khá nghiêm trọng do 1 loại vi khuẩn gây nên. Nó qua đông bằng các nội khuẩn hoặc bào tử. Bệnh phát sinh nhiều ở bộ phận giữa và dưới của lá, thường gây hại trên các cây sinh trưởng yếu, đặc biệt các vườn lan trong điều kiện thiếu ánh sáng kéo dài, ít thông thoáng thì bệnh càng phát triển mạnh hơn. Cây địa lan sau khi bị nhiễm bệnh ban đầu xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu đỏ, sau lan dần thành các đốm tròn hoặc giữa hình tròn (ở mép lá) rồi thành đốm màu nâu đen, giai đoạn cuối giữa phần lớn chuyển thành mầu nâu nhạt, vết bệnh khá lớn, mép lá vàng thể hiện rõ ờ 2 mặt lá, khi nặng vết bệnh phủ kín lá và làm cho lá bị chêt khô.

Để phòng trừ bệnh đốm tròn, ngoài biện pháp cắt bỏ lá bệnh đem tiêu huỷ tập trung, còn có thể dùng các loại thuốc trừ khuẩn như: Boocđo, Benlat để phun liên tục 3 – 4 lần cách 10-15 ngày phun 1 lần vào mùa xuân và mùa thu.

– Sâu bệnh cho địa lan: Bệnh muội đen

Bệnh này xuất hiện khi vườn lan bị thiếu ánh sáng, thông thoáng kém, một số loại sâu như rệp, khi bám vào cây lan chúng tiết ra loại dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn cộng sinh hình thành bệnh, loại khuẩn này ít gây hại cho cây lan nhưng khi trên lá bị phủ bề lớp muội đen sẽ ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của toàn cây, làm cho cây sinh trưởng kém, giá trị thẩm mỹ bị giảm.

Phòng trừ bệnh: tạo môi trường thông thoáng cho cây, tiêu diệt các loại sâu hại và định kỳ lau lá bệnh bằng khăn mặt ướt nhằm loại bỏ vi khuẩn bám ở đó.

– Sâu bệnh cho địa lan: Bệnh hoa lá do Vi rut gây bệnh.

Bệnh này còn gọi là bệnh vi rut hoại tử, bệnh hoại tử vệt đen, bệnh này do sự xâm nhiễm của vi rut hoa lá ngọc lan (CYMV) và vi rut hoa lá thuốc lá (TMV) gây nên, đây loại bệnh thường thấy xuất hiện ở hoa địa lan. Loại vi rut này có trên 70 ký chủ thuộc họ lan, có thể tồn tại lâu với tính chất ổn định trong nhựa cây. Bởi vậy khi thay chậu hoặc tách cây để trồng trong đó có những cây đã nhiễm bệnh nhựa cây của cây bệnh sẽ bám vào dụng cụ, giá thể truyền cho cây khác, rồi qua vết cắt thâm nhập vào sống trong tế bào khỏe mạnh tạo ra nguồn lây nhiễm. Trồng hoa lan tại gia đình do không gian hạn hẹp, bố trí chậu quá dày, lá cây nọ chồng lên lá cây kia và do tác động của cơ giới làm cho lá các cây lan cọ sát vào nhau tạo ra các vết thương, cũng có người trồng lan muốn tiết kiệm diện tích mà sắp xếp các chậu lan theo hình khối khi tưới nước ở tầng trên nước thừa rơi xuống tầng dưới, làm cho vi rut lan truyền rồi xâm nhập qua vết thương. Do môi trường sinh trưởng khác nhau mà xuất hiện triệu chứng bệnh không giống nhau, thông thường vết bệnh xuất hiện thành vệt dài hoại tử dưới mặt lá làm cho lá bị chết, nhưng hoa vẫn không có triệu chứng bệnh. Sau khi nhiễm khoảng 3 tuần mầm non xuất hiện đốm màu vàng lộn xộn, sau đó lá càng lớn thì càng nhiều đốm và rõ hơn, tiếp đó là những đốm hoại tử màu nâu hoặc nâu xám. Cũng có những giống sau khi nhiễm bệnh xuất hiện các vệt màu vàng hình chữ nhật, sau đó thành hoại từ màu đen lan khắp phiến lá.

Bệnh vi rut hại địa lan cũng như các loại cây khác, với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay vẫn chưa có được biện pháp phòng trừ có hiệu quả, bởi vậy phải thường xuyên quan sát khi phát hiện có cây khả nghi nên lập tức cách ly hoặc tiêu huỷ. Để phòng trừ lây nhiễm, cần cải thiện vệ sinh môi trường, phun thuốc định kỳ diệt côn trùng khử trùng dụng cụ. Hiện nay thường dùng các loại dung dịch khử trùng như Foocmalin 2% và Hyđroxit Natri 2%, đều cho hiệu quả khá tốt. Không được mua những cây đã nhiễm bệnh hoặc nghi có bệnh, không được dùng các bộ phận của cây có bệnh hoặc khả nghi mang bệnh để nhân giống, cần kiểm tra vi rut đối với những cây làm giống xác định chính xác không nhiễm bệnh mới được sử dụng.

Cách chuẩn đoán bệnh virut địa lan

Địa lan bị nhiễm vi rut mà sinh bệnh gọi là bệnh vi rut địa lan. Hiện nay đã phát hiện ít nhất là 6 loại như: ROSV, CYSV, CYMV, CYRV, CRV, CMV thuộc họ Roty vi rut. Nhiễm loại vi rut ROSV lá địa lan xuất hiện màu đỏ tía, cánh hoa có những đốm mầu nhạt. Nhiễm loại vi rut CYMV trên lá xuất hiện đốm màu vàng nhạt theo vệt dài hoặc hoại tử, cánh hoa có vết hoại tử, cũng có lúc triệu chứng bệnh trên hoa biểu hiện không rõ rệt. Cây địa lan khi bị ROMV và CYMV cùng xâm nhiễm trên lá xuất hiện vân khảm.

Không biết cách chăm sóc địa lan sẽ dẫn đến các bệnh do vi khuẩn
Bệnh thối đen do vi khuẩn Pseudomonas gladioli (Hình ảnh: Chi cục bảo vệ thực vật LĐ)

Vi rut CMV làm cho lá bị vàng, còn cánh hoa màu nhạt và dị hình. CYRV và CRV làm cho lá có vệt màu vàng đốm hoại tử hoặc vàng từng mảng, cánh hoa màu nhạt hoặc có vết hoại tử. Còn loại paly virut sau khi xâm nhập làm cho lá xuất hiện vân khảm hoặc dị dạng và làm cho hoa bị mất màu. Trong đó phổ biến nhất là các bệnh do vi rut CYMV, ROSV và CMV. Sau đó cây địa lan bị nhiễm bệnh sẽ lan truyền tất cả các bộ phận của cây làm cho cây sinh trưởng chậm, trên lá xuất hiện các vết vàng, hoặc thành mảng mất màu lõm xuống, đôi khi xuất hiện các vết dài hoại tử. Trên hoa hình thành những vệt dài, mảng màu sắc không giống nhau, thậm chí trở thành dị dạng, hoại tử, rụng sớm, ảnh hưởng lớn đến giá trị thương phẩm của hoa. Tuy nhiên phản ứng đối với bệnh vi rut còn tùy thuộc vào họ lan, có một số họ lan mặc dù đã nhiễm bệnh nhưng không xuất hiện triệu chứng có rất nhiều họ lan triệu chứng bệnh ở những cây non không nặng khi cây trưởng thành mới dần dần xuất hiện triệu chứng bệnh.

Bệnh thối vàng cũng do vi khuẩn gây bệnh cho địa lan
Bệnh thối vàng do vi khuẩn  Erwinia carotovora (Hình ảnh: Chi cục bảo vệ thực vật LĐ)

Có một số triệu chứng bệnh do vi rut gây ra ở cây địa lan rất khó phân biệt với trạng thái dị thường do bệnh sinh lý của cây địa lan, do đó làm cho người ta rất khó chẩn đoán và phòng trừ bệnh do vi rut gây ra. Hiện nay đang có các phương pháp kiểm định bệnh virut như phương pháp sinh vật truyền thống và phương pháp dùng kính hiển vi điện tử, kính hiển vi quang học và phương pháp kháng huyết thanh. Phương pháp kiểm định sinh học trước đây có tốn nhiều công sức và thời gian. Phương pháp kính hiển vi điện tử do thiết bị quá đắt nên không phổ cập, phương pháp hiển vi quang học lại đòi hỏi phải có kinh nghiệm mới chẩn đoán chính xác. Trong các phương pháp thì phương pháp huyết thanh được dùng rộng rãi hơn, không yêu cầu nhiều kinh nghiệm cũng có thể đọc kết quả từ máy một cách khách quan chính xác, nhưng pha chế huyết thanh hơi khó, chi phí khá cao.

– Sâu bệnh cho địa lan: Bệnh tuyến trùng

Bệnh tuyến trùng địa lan là một trong những loại bệnh thường gặp do tuyến trùng gây ra. Tuyến trùng là loại động vật nhiều tế bào ký sinh chỗ giàu dinh dưỡng, rất nhỏ kích thước 1 mm thuộc dạng bán trong suốt, chỉ quan sát được tuyến trùng bằng kính hiển vi. Thông thường con cái hình quả bí, con đực dạng sợi, ưa ẩm gây hại cho địa lan vào mùa mưa khi nhiệt độ cao. Nguồn tuyến trùng gây bệnh đối với địa lan vẫn là tuyến trùng lưỡi kiềm, nó ký sinh trên lá làm cho lá vàng hoặc đốm nâu làm cho lá bị khô héo thậm trí bị rụng, do đó làm cho cây sinh trưởng chậm, phát triển không tốt, ký sinh ở mầm hoa có thể làm cho mầm hoa bị khô héo không hình thành nụ, còn ký sinh ở rễ làm cho rễ xuất hiện những chuỗi hạt liên kết hoặc nốt sần nhỏ trong nốt sần có những hạt tròn, hoặc làm cho rễ bị tổn thương xung quanh vết thương xuất hiện rễ tơ ngắn nhỏ khiến cho bộ phận trên mặt đất sinh trưởng kém, lá nhỏ, ít lá, màu vàng, khi bị bệnh nặng có thể làm chết cả cây.

Để phòng trừ bệnh tuyến trùng ở địa lan trước hết phải loại trừ nguồn bệnh, nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị nặng, những cây nhẹ cắt bỏ phần lá, rễ bị bệnh, phân còn lại ngâm vào nước nóng ở 50°c trong thời gian 10 phút hoặc 55°c trong thời gian 5 phút. Làm sạch giá thể bằng thuốc sát trùng. Nếu như cần chuyển cây bệnh ở nơi khác về thì giá thể phải được xử lý trước đó 2 tuần bằng các loại thuốc khử trùng.

Ngoài những bệnh trên địa lan còn có những bệnh như bệnh muội xám, bệnh héo hoa, bệnh thối rữa vi khuẩn, bệnh vi khuẩn đốm nâu, vi khuẩn thối hoa, vết bệnh đốm vòng.

Phòng trừ sâu hại

Sâu hại hoa địa lan rất nhiều, ngoài làm hại cây nó còn là môi giới truyền bệnh chủ yếu. Thường chia làm 2 loại chính: một là loại gây hại thường xuyên như các loại nhện, các loại rệp, đối với loại này phải phun thuốc định kỳ nhằm tiêu diệt triệt để. Hai là sâu hại mang tính thời vụ như sâu róm, sâu năn, cần phải phun thuốc trừ sâu theo mùa.

– Sâu bệnh cho địa lan: Bọ trĩ (Thripidae sp.)

Bọ trĩ rất nhỏ, có 2 loài.

Loài màu vàng nhạt: Thân dài 1mm, mang 4 cánh dài, hẹp. Chích hút lá non tạo đốm vuông, vết bệnh chuyển từ màu vàng trắng sang nâu đen.

Loài màu đen: Thân dài 1-2mm, trên lưng có đốm vàng, cánh rất ngắn, gây hại trên hoa, tạo những đốm tròn trong như giọt dầu, ở giữa có một chấm vàng.

Bọ trĩ, một loại sâu bệnh hại địa lan
Bọ trĩ Thripidae sp. (Hình ảnh: Chi cục bảo vệ thực vật LĐ)

Bọ trĩ di chuyển rất nhanh, khi trời nắng chúng chui nấp trong bẹ lá hoặc trong các lớp lá non ở ngọn. Sau khi bị hại, các chồi non, lá non, nụ hoa không phát triển, cánh hoa bị quăn lại. Bọ trĩ gây thiệt hại cho địa lan lúc đang ra hoa, chúng thường phát triển trong mùa khô.

Biện pháp phòng trừ:

– Khi thấy có triệu chứng hại trên lá non, cần phun thuốc phòng trừ, có thể phun 2-3 tuần 1 lần.

– Biện pháp hóa học: Hiện nay trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật chưa có thuốc đăng ký phòng trừ bọ trĩ hại hoa địa lan. Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Emamectin benzoate, Spinetoram, Imidacloprid + Pyridaben

– Sâu bệnh cho địa lan: Rệp

Rệp thường gặp ở địa lan, có rất nhiều loại khác nhau và thường phát sinh khi nhiệt độ, ẩm độ cao, không khí ít lưu thông. Rệp thường kết thành từng mảng, mặt ngoài của con đực được phủ bởi một lớp sáp trắng tựa bông, trú ngụ ở thân giả, rễ và lá, mặt dưới của lá nhiều hơn mặt trên, rồi sau đó rệp có thể lan dần khắp các bộ phận của cây.

Lá có rệp bám biến thành màu vàng, giữa đốm vàng có khi thành mầu nâu, lá lõm xuống. Thức ăn của nó là nhựa cây, rệp trưởng thành được phủ bằng chất dịch tiết ra có màu trắng hoặc màu khác, nó cố định tại 1 chỗ và hút nhựa cây làm thức ăn. Bị nhẹ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, khi bị nặng phủ đầy trên mặt lá. Đồng thời, rệp còn có khả năng tiết ra mật ngọt, thu hút sự tập trung của kiến cho nên khi cây có rệp có kiến cộng sinh và phát sinh bệnh muội tạo thành lớp thực khuẩn tựa như muội xám, vừa tiêu hao dinh dưỡng, vừa ảnh hưởng đến quang hợp làm cho cây sinh trưởng kém, thậm chí lá bị khô, rụng lá rồi chết. Rệp thường phát sinh ở những nơi quá ẩm không thông thoáng cho nên hàng ngày phải chú ý tạo cho cây thông thoáng, tránh quá ẩm ướt, Có thể diệt rệp bằng thủ công (lau, vuốt), cũng có thể phun thuốc trừ rệp. Đối với loại địa lan có giá trị cao nên dùng các biện pháp phòng chống sự phát sinh của rệp.

– Sâu bệnh cho địa lan: Nhện đỏ (Tetranychus tricatus)

Nhện đỏ rất nhỏ, khó thấy bằng mắt thường. Nhện non có màu vàng cam, trưởng thành con cái mình tròn màu đỏ tươi ở phần bụng và đỏ sẫm ở phần hông. Ở hai bên lưng nhện đỏ có nhiều đốm đen chạy dài từ ngực xuống cuối bụng. Nhện đỏ có 4 cặp chân dài màu vàng nhạt, chiều dài của nhện cái là 0.2mm. Con đực nhỏ hơn, mình hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ chói.

Nhện đỏ sống giữa bẹ lá, thân và cả mặt dưới lá. Nhện đỏ phá hại lan bằng cách bám ở dưới lá và chích hút diệp lục tố của lá, tạo ra những chấm nâu nhỏ dưới mặt lá làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lá, làm cho nụ và hoa bị hư hỏng, kém chất lượng.

Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô và nóng. Vòng đời của nhện đỏ khoảng 15 ngày và mỗi con có thể đẻ đến hàng trăm trứng.

Nhện đỏ truyền virus gây bệnh cho địa lan
Nhện đỏ là tác nhân truyền virus trên địa lan (Hình ảnh: Chi cục bảo vệ thực vật LĐ)

Biện pháp phòng trừ:

– Do chúng thích hợp ở điều kiện khô nên cần giữ độ ẩm thường xuyên trong vườn lan thích hợp, hạn chế sự phát triển của nhện.

– Hiện nay trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật chưa có thuốc đăng ký phòng trừ nhện đỏ hại hoa địa lan. Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Abamectin; Milbemectin; Emamectin benzoate; Fenpyroximate; Hexythiazox; Propargite.

– Sâu bệnh cho địa lan: Ốc sên vỏ nâu vàng (Theba pisana)

Thành trùng ốc sên có vỏ vôi cứng màu nâu vàng, hình hơi tròn và có vòng xoắn. Đầu có 2 cặp râu. Cặp râu trên dài hơn và có mắt ở đỉnh râu. Cặp râu dưới ngắn hơn có tác dụng lựa chọn thức ăn. Cả 2 cặp râu đầu đều hoạt động rất linh hoạt, giúp cho ốc di chuyển đúng hướng và lựa chọn thức ăn. Ốc sên đẻ không liên tục, trứng được đẻ thành từng ổ, mỗi ổ có số trứng biến động từ 5-80 trứng. Phần lớn ổ trứng có số lượng 10 – < 50 trứng.

Trứng có vỏ nâu hình cầu có đường kính 1,9 – 2,1mm, màu trắng sữa, vỏ ngoài trơn và bóng. Trứng được đẻ xếp chồng lên nhau, liên kết với nhau bằng một lớp keo. Trứng thường được đẻ sâu trong lớp giá thể. Gần nở trứng có màu nâu nhạt, thời gian ủ trứng 18 – 25 ngày.

Ốc sên vỏ nâu vàng gây hại cho địa lan
Ốc sên vỏ nâu vàng Theba pisana (Hình ảnh: Chi cục bảo vệ thực vật LĐ)

Ấu trùng mới nở màu trắng sữa, có 1 vòng xoắn, đường kính 1,5 – 2,0 mm, 1,1 – 1,2 mm, chiều cao, ít di chuyển, râu đầu chưa rõ ràng. Ấu trùng lớn rất chậm.

Ốc sên vỏ nâu vàng hoạt động và gây hại vào ban đêm và những ngày có mưa. Những ngày mưa lớn chúng thường bám vào trụ và bò lên dàn phá hại mầm hoa, cánh hoa. Ốc sên vỏ thường cắn phần đầu mầm hoa, đôi khi cắn đứt cả mầm hoa. Những cành hoa đã nở ốc sên vỏ thường gặm phần biểu bì cánh hoa chừa lại lớp màng mỏng màu trắng. Ốc sên vỏ tiêu hoá nhanh, di chuyển lại chậm, do đó chúng thường bài tiết ngay trên đường di chuyển. Ngoài ra trên đường di chuyển, ốc sên vỏ còn để lại vết nhớt màu trắng bạc.

Mùa khô khi ẩm độ không khí thấp, ốc sên vỏ di chuyển xuống dưới dàn, núp trong lớp cỏ dại hay trong khe đất. Tuy vậy ốc sên vỏ nâu có khả năng sống tiềm sinh ngay trên trụ dàn bằng xi măng hay cột gỗ.

– Sâu bệnh cho địa lan: Rầy

Có rất nhiều loại rầy khác nhau, rầy đa số ký sinh ở thực vật. Sau khi giao phối đẻ trứng vào nách lá và các rễ nút, trong phòng ấm nó có thể đẻ trứng quanh năm. Các bộ phận non của hoa địa lan như lá, mầm nụ đều bị rầy phá hại, chúng dùng vòi cắn vào các bộ phận của cây hút lấy nhựa làm giảm dinh dưỡng của cây, hoặc tiết vào cây một acid amin nào đó giảm khả năng phân giải làm cho cây mất đi khả năng tự cân đối trong quá trình sinh trưởng phát triển.

Cây bị rầy lá bị lốm đốm, nhỏ đi xoăn lại dần đến dị dạng. Mặt khác các chất thải của rầy với số lượng lớn có thể trưởng thành lớp mật phủ trên mặt lá làm ảnh hưởng đến quang hợp, thu hút khuẩn cộng sinh, tạo ra bệnh thối đen, bệnh muội, đồng thời truyền dẫn bệnh Vi rut. Rầy sinh sản rất nhanh một năm có thể sinh sản vài lần đến vài chục lần cho nên phải phòng trị kịp thời. Tháng 3 – 4 là thời gian rầy nở có thể dùng các loại thuốc trừ sâu để phun.

– Sâu bệnh cho địa lan: Rệp sáp

Thân nhỏ trên thân phủ đầy phấn, có cánh nhưng không bay. Thường làm hại lá mầm non và đài hoa của địa lan, nó dùng vòi để chích hút lấy nhựa làm cho lá bị vàng khô và nguyên nhân của bệnh thối rữa thân dẫn đến cây bị chết.

Rệp sáp là loại động vật nhỏ, đa số có hình tròn, trứng mầu trắng sữa mỗi ngày đẻ 1 – 2 trứng, sau 50 ngày trứng nở, sau 1 tuần trở thành rệp trưởng thành, là loại ký sinh sống bàng hút nhựa cây. Nó dùng vòi sắc chọc sâu vào tế bào lá hút lấy chất dinh dưỡng, phần dư thừa kết dính lại với nhau làm cho tế bào chết khô. Khi bị nặng tế bào biểu bì sẽ chết, làm cho cây mất cân bằng về nước bốc hơi mạnh, quang hợp giảm thậm chí còn tiết ra chất độc hoặc chất ức chế sinh trưởng xâm nhập vào cây, phá vỡ sự trao đổi chất, ảnh hưởng sinh trưởng phát triển của cây.

Loại rệp này còn làm hại cả thân giả làm cho gốc bị thối rữa, lá bị vàng, thực khuẩn, vi khuẩn có thể lây lan qua các phần bị tổn thương.

Phòng trừ tốt nhất là lúc sâu nở bằng cách dùng các loại thuốc trừ sâu phun liên tục 2 – 3 lần, cách 5 – 7 ngày phun 1 lần. Cũng có thể dùng lưu huỳnh vôi tự pha chế để phun.

– Sâu bệnh cho địa lan: Sâu vẽ bùa

Sâu vẽ bùa có thân dài khoảng 2 mm màu xám, cánh trước không màu trong suốt, cánh sau thoái hoá… trứng hình bầu dục màu trắng sữa, sâu non màu trắng dài khoảng 3 mm, nhộng ngắn có màu vàng, sâu thường xuất hiện vào đầu mùa xuân, đẻ trứng vào mép lá, sâu non đục vào thịt lá để lấy thức ăn, tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng, nó không những làm hỏng lá mà còn làm mất đi vẻ đẹp của cây cành và cũng là nơi để cho bệnh xâm nhập, do đó làm cho cả phiến lá thậm chí cả thân bị thối.

Cách phòng trừ sâu vẽ bùa là khi mới phát sinh ngắt bỏ ngay những lá sâu đem tiêu hủy, cũng có thể phun các loại thuốc diệt sâu liên tục 3 lần, cách 1 tuần phun 1 lần.

Ngoài ra địa lan còn hay bị kiến, bọ nhẩy, nhện gây hại, chúng sống ở trên cây hoặc giá thể, hoặc quanh thân thường hay xuất hiện trên cây địa lan, tuy chúng không trực tiếp gây hại nhưng ảnh hưởng đến việc chăm sóc địa lan. Con nhện có thể nhả tơ trên lá, tuy hàng ngày có làm vệ sinh đến đêm nó lại nhả tơ giăng thành lưới, cần làm vệ sinh thường xuyên môi trường xung quanh, đảm bảo thông thoáng, diệt tận gốc nơi trú ngụ của nhện. Kiến thường cùng chung sống với rệp, rầy ngoài việc ăn mật ngọt do các côn trùng này tiết ra kiến còn giúp rệp, rầy di chuyển từ cây này sang cây khác, làm tăng tốc độ lây lan. Kiến cũng có thể hút dịch của hoa và nhựa chảy ra ngoài. Có thể dùng “Kiến 98” làm thiên địch để diệt trừ. Nếu có ổ kiến ở trong chậu có thể ngâm cả chậu hoa lan vào nước để đuổi nó, sau khi kiến chạy rồi lại nhấc chậu hoa lan lên. Bọ nhảy thường trú ngụ trong giá thể, thông thường rất khó phát hiện, khi tưới nước có thể thấy bọ nhảy theo nước trôi ra ngoài, Có thể làm vệ sinh xung quanh quét sạch rác, đảm bảo vệ sinh, cũng có thể khử trùng giá thể. Nếu cây lan có trạng thái sinh lý tốt có thể để cho giá thể khô một thời gian rồi hãy tưới nước, lặp lại nhiều lần như vậy sẽ giảm được số lượng các sâu hại.

Phần đọc thêm

Thu hái và bảo quản hoa địa lan

Hoa Địa lan vừa có thể trồng chậu vừa có thể cắt cành, có rất nhiều loại địa lan thích hợp cho trang trí được thị trường cây cảnh quốc tế ưa chuộng. Hoa cắt cành Địa lan có có đặc thù riêng nên cần phải có kỹ thuật cắt tương ứng mới có thể đem lại hiệu quả cao.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ hoa địa lan cắt cành

– Các yếu tố nội tại:

+ Dinh dưỡng

Để duy trì hoa địa lan sau khi cắt là phải không ngừng cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cành hoa sau khi bị cắt rời khỏi cây. Thông thường cành hoa sau khi cắt vẫn tiếp tục phân giải chất hữu cơ nhưng do quá trình hô hấp tăng lên trong vận chuyển và bảo quản lại bất lợi cho tuổi thọ hoa, bởi vậy tuổi thọ của hoa cắt dài ngắn có liên quan mật thiết với tích lũy dinh dưỡng khi cắt hoa.

Nghiên cứu chứng minh hoa địa lan khi cắt rời khỏi cây có tần suất hô hấp khá cao sau đó giảm dần theo thời gian, khoảng 6-12 tiếng mới trở về trạng thái ốn định cho đến giai đoạn già hóa lại sản sinh hô hấp mạnh. Sở dĩ khi mới cắt hô hấp của hoa địa lan tăng nhanh là do vết cắt và nhiệt độ khá cao tạo thành, bởi vậy hoa sau khi cắt nên tránh để hoa địa lan trong thời gian dài ở nhiệt độ cao thì sẽ có lợi cho việc kéo dài tuổi thọ của hoa hơn. Đồng thời tuổi thọ của hoa cắt có liên quan mật thiết với thời kỳ thu hái bởi vì tần số hô hấp của hoa phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của đoá hoa. Mức độ thành thục của hoa càng thấp, tần số hô hấp càng cao, hoa cây thành thục tần số hô hấp càng giảm nhưng hoa để nở trên cây lâu, gần với lão hoá tự nhiên, tần số hô hấp của nó lại tăng lên, bởi vậy tốt nhất vẫn là thu hái hoa đúng lúc.

+ Nước

Tuổi thọ của hoa lan cắt cành chỉ có thể duy trì được khi nước hút vào lớn hơn bốc hơi. Hoa sau khi thu hái khỏi cây nguồn dinh dưỡng bị cắt đứt, phá vỡ sự cân bằng giữa bốc hơi và cung ứng nước, hoa cắt bị héo do mất nước. Bởi vậy muốn hoa giữ được màu sắc và đầy đặn cần thiết, quan trọng nhất là để cành hoa hút đủ nước làm cho nó giữ được độ căng nhất định. Nguyên nhân chính làm cho hoa lan sau khi cắt bị héo là do mao dẫn bị tắc ảnh hưởng đến vận chuyển nước, đó là do nguyên nhân sinh lý của hoa cắt, nếu như mức độ hóa gỗ của cành hoa tương đối cao làm cho vận chuyển nước của cây bị cản trở, hoặc là phản ứng của vết cắt mà tiết ra chất tananh bị oxy hóa hình thành chất keo dính tích tụ xung quanh mạch dẫn men oxy hóa khử phân giải nhựa cây, tạo ra sản phẩm làm tắc mạch dẫn hoặc các thao tác chuẩn bị cắt hoa chưa tốt, cũng làm tắc mạch dẫn ảnh hưởng đến hút nước của hoa cắt. Hoa cắt còn chịu ảnh hưởng của môi trường, nhất là khi môi trường không thích hợp có thể làm cho vết cắt mang nhiều nguồn vi khuẩn và các vi sinh vật khác xâm nhập làm tắc mạch dẫn ở phần gỗ, làm ảnh hưởng lớn đến hút nước và vận chuyển nước.

Chất điều tiết sinh trưởng

Trong hoa địa lan có rất nhiều loại chất kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng, nó kích thích tế bào phân chia sinh trưởng của cây như Etylen thúc đẩy quả chín, lão hoá.

Etylen là một loại kích thích chín sớm, ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của hoa. Khi mà lượng Etylen được tạo thành đạt đến đỉnh cao hoặc dùng Etylen để xử hoa cắt cành, cánh hoa chuyển sang màu nâu, héo, cuốn lại, tốc độ lão hóa tăng nhanh, rút ngắn tuổi thọ của hoa cắt. Còn hoa sau khi cắt bị mất nước, vi khuẩn xâm nhập, làm tăng hô hấp của hoa sau khi cắt rời khỏi cây và sản sinh nhiều Etylen nên làm tăng tốc độ lão hoá. cho nên trong quá trình hái hoa bảo quản vận chuyển, làm thế nào để loại trừ được những nhân tố sản sinh Etylen hoặc vô hiệu hóa tác dụng của Etylen đã có chính là mấu chốt của sự thành bại đối với bảo quản hoa tươi sau khi cắt.

Các yếu tố bên ngoài

– Điều kiện ngoại cảnh

Điều kiện ngoại cảnh không thích hợp sẽ gây bất lợi đối với bảo quản hoa cắt. Nhiệt độ cao sẽ làm tăng nước bốc hơi, tăng cường độ hô hấp và sản sinh nhiều Etylen tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi sinh vật phát sinh và lây nhiễm. Nhiệt độ quá thấp dễ làm cho hoa bị chết rét. Ngoài ra độ ẩm quá thấp cũng sẽ làm cho cây bốc hơi nhanh, thúc đẩy tiến trình lão hoá của hoa cắt.

– Sự xâm nhiễm của bệnh

Hoa sau khi hái bị mất đi nguồn cung cấp nước và dinh dưỡng từ cây, khả năng chống chịu của nó bị giảm sút rõ rệt. Vi khuẩn và các loại vi sinh vật dễ xâm nhập vào cây hoa làm tắc mạch dẫn ở phần gỗ, làm mất sự cân bằng nước. Hơn nữa trong quá trình bảo quản sự lây lan của vi khuẩn rất dễ dàng làm hoa bị hỏng.

Kỳ thuật giữ hoa tươi

– Thời điểm cắt hoa

Sự thành thục của cành hoa có liên quan mật thiết đến thời gian cắt hoa thích hợp. Trong điều kiện bình thường những người sản xuất hoa chuyên nghiệp, họ cắt hoa vào lúc gần một nửa số hoa đã nở. Nếu cắt quá sớm nụ hoa khó nở, bông hoa cũng sớm bị héo, cắt quá muộn độ bền của hoa sẽ ngắn, giảm giá trị tiêu thụ trên thị trường. Cắt hoa địa lan tốt nhất là vào lúc 2/3 số hoa trên cành đã nở và có thể giữ được 30 – 45 ngày trong lọ.

– Phân loại đóng gói

Hoa địa lan sau khi cắt phải lập tức cắm vào nước để bảo quản và phân loại theo yêu cầu để đóng gói. Hiện nay thế giới vẫn chưa thống nhất tiêu chuển phân loại hoa địa lan cắt cành nhưng rất nhiều nước hoặc khu vực đều căn cứ vào thị trường và thị hiếu của nơi tiêu thụ mà tiến hành phân loại phù hợp.

Khi phân loại trước tiên là phải loại trừ những hoa lan bị sâu bệnh, lấy những hoa lan chất lượng tốt đưa vào bảo quản, Đóng gói được tiến hành trước khi vận chuyển, khi đóng gói cành hoa được cắm vào bình đủ nước và cố định trong thùng đựng, Dùng giấy để bảo vệ bông hoa, xung quanh chèn bằng giấy vụn tránh va chạm làm hỏng hoa. Khi đã vận chuyển đến nơi, dùng kéo cắt hoa cắt bớt khoảng 0,5-1 cm cành hoa rồi cắm vào bình để bảo quản và vận chuyển

Đã có nghiên cứu chứng minh hoa địa lan cắt cành có thể bảo quản 15-20 ngày ở nhiệt độ 3 – 5°c vì thế mà phần lớn hoa cắt được vận chuyển ở nhiệt độ tương đối thấp. Những nơi có điều kiện còn có thể vận chuyển hoa cắt trong điều kiện áp suất thấp hoặc điều hòa không khí sẽ bảo vệ được hoa và đạt hiệu quả kinh tế cao.

– Bảo quản hoa tươi bằng hoá chất

Hóa chất dùng để bảo quản thành phần chủ yếu của nó gồm đường (đường mía, đường gluco, đường quả), chất ức chế acetilen, chất chống héo (như Nitrat bạc, sunfat bạc.*.), thuốc diệt khuấn, acid (như acid xitric…) và chất điều tiết sinh trưởng. Hoa địa lan thường được cắt vào lúc một nửa hoa đã nở nên phương pháp xử lý trước khi bảo quản được coi trọng. Dung dịch xử lý trước khi bảo quản thường là STS (sunfat bạc) với nồng độ 0,25mml, thời gian xử lý 1 – 2 tiếng.