Cây cảnh dáng nào thì đẹp? Tìm hiểu 4 dáng cơ bản

cây cảnh dáng

Cây cảnh dáng nào thì đẹp? Còn tuỳ vào góc thẩm mỹ của mỗi người. Để tạo dáng cây cảnh, người tạo dáng phải biết phân loại các dáng cây cơ bản dựa vào dáng cây và số lượng cây trên gốc.

Cây cảnh dáng trực (thế đứng) α = 0°

Là cây cảnh có trục thân cây thẳng góc với mặt đất. (nhìn tổng thể giữa ngọn và gốc hình thành đường thẳng hoặc gần thẳng đứng).

cây dáng trực

Ý nghĩa: Dáng trực trong nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ thuật hoá để ẩn dụ thế hiên ngang, bất khuất…

Cây dáng xiên (xiêu)/ nghiêng hay dáng tà

Là dáng mà trục của thân cây cảnh hơi nghiêng so với phương nằm ngang khoảng α = 20°– 70°.

Ý nghĩa: Ngoài thiên nhiên những cây cảnh này gặp trắc trở, thiên tai làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống và vươn lên. 

cây dáng xiên

Về mặt thẩm mỹ các cây có dáng xiêu thường trông rất mềm mại, duyên dáng nhã nhặn, thường thể hiện hình tượng của người phụ nữ.

Cây dáng hoành

Là dáng cây mà trục của thân cây cảnh nằm ngang so với mặt chậu.

Dáng hoành ở ngoài tự nhiên thường là những cây có điều kiện sống khó khăn nhưng cây vẫn sống và nảy lộc đâm chồi (cây nằm ngang trên mặt đất α = 70 ≤ 90°)

dáng hoành

Về thẩm mỹ: Dáng cây này khá khác thường, ngoạn mục biểu hiện sự mềm mại dịu dáng, duyên dáng…

Dáng huyền

Cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới như dòng thác đổ. Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu hướng ngóc lên. Cây mọc vách đá α > 90°.

cây dáng huyền

Ý nghĩa: Ngoài thiên nhiên những cây này thường sống trong điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất (cây ở sườn núi, vách đá…) nhưng cây vẫn có thể sống, gốc cây bám chắc vào đá, treo leo giữa trười mây, ngọn cây vươn lên tạo hình ảnh của sự kiên trì nhẫn nại vượt qua phong ba bão táp hướng tới tương lai phát triển.

Về mặt thẩm mỹ: Dáng cây thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự tươi trẻ… song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.

Kỹ thuật làm nhỏ lá đa, lá sung

làm nhỏ lá

Làm nhỏ lá đa, lá sung

Làm nhỏ lá của một số loại cây giúp bạn cảm thấy đẹp hơn khi trồng chậu, cứ như là chúng ta thu nhỏ “tác phẩm” của thiên nhiên cho vào thế giới của riêng ta vậy.

Đây là hai loại cây có bộ gốc, rễ, thân cành rất đẹp. Song bộ lá của chúng lại quá to. Vì vậy phải có cách làm lá nhỏ lại khi trồng trong chậu.

Đối với cây đa: có sức sống và chịu hạn tốt. Để cho lá cứng, già đều, hãy lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, còn phần cuống để lại.

Sau vài ngày cuống lá sẽ rụng gần hết. Phải tạm dừng tưới nước cho cây. Chỉ một vài tuần sau, lá mầm ở các mắt lá sẽ nhú ra. Nếu trời mưa phải bê chậu cây vào nhà hoặc che đậy để nước mưa không vào bồn.

Khi lá non xoà ra gặp môi trường khô khan, thiếu nước sẽ nhỏ đanh lại, to nhất cũng chỉ bằng lá si. Chờ toàn bộ lá trên cây già, có màu xanh thẫm, bắt đầu chăm bón, tưới nước bình thường, giữ cho bộ lá xanh quanh năm.

Đối với cây sung: Cũng bắt đầu bằng việc cắt bỏ lá như cây đa. Nhưng do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước. Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại, không phát triển.

Lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.

Thuỷ – hạn bồn cảnh dựng như thế nào?

bồn cảnh

Thuỷ – hạn bồn cảnh đầy mê hoặc

Nói đến tiểu cảnh thì thủy – hạn bồn cảnh là nghệ thuật lãng mạn, rất gần gũi với thiên nhiên. Là tác phẩm kết hợp giữa cây, đất, đá và nước tạo nên một khung cảnh yên bình nên thơ.

Điều đặc biệt khác với loại hình non bộ, cây ôm đá ăn nước… là “thủy hạn bồn cảnh” dù trong cùng một ang, nước không được ngấm sang phía cây và đất nhưng cây lại có thể thả rễ sang bên nước rất ngoại mục.

Một vài địa phương trưng bày một số tác phẩm loại này nhưng chưa đạt được tính thẩm mỹ, làm người thưởng ngoạn thất vọng. Các tác phẩm này dùng đá loại to hoặc cuội gắn lại làm bờ ngăn, mạch gắn bằng xi măng lộ giống như ta kè thủy lợi àm mất đi vẻ đẹp tự nhiên.

bồn cảnh

Xin đưa ra đây một vài cách làm bồn cảnh cho các bạn tham khảo:

Trước hết ta chuẩn bị một ang nông hình ô van hoặc chữ nhật có lỗ thoát nước lệch về phía ta định trồng cây.

Ang to nhỏ tùy theo kíh thước của cây mà ta đã có. Thường thì chiều dài rộng của ang tương ứng với độ rộng và chiều cao của cây là xinh.

Ta chuẩn bị một số đá xù xì, lồi lõm, hoặc những hòn đá trơ lăn lóc ở các khe suối để làm bờ ngăn có thể tạo bờ ngăn the hình chữ S hoặc bán nguyệt pha cát xi măng tỷ lệ hợp lý không cứng quá sau này vết gắn dễ nứt làm nước thâm qua sẽ thối rễ cây.

Dảo cát, xi cho dẻo và cho vữa vào theo đường công ta đã vạch sẵn ở đáy ang, dùng những viên đá đã chọn lấy tay ấn mạnh xuống chỗ vũa vừa đổ, chỉnh cho những viên đá nhô ra, thụt vào, cao thấp khác nhau sao cho bờ ngăn có hườm như bị ngàn năm sóng vỗ, tạo hang hốc cho các loài thủy sinh trú ẩn.

Có chỗ lại như một vỉa đá từ lòng suối nho lên cho du khách ngồi nghỉ khỏa chân xuống dòng nước trong mát, lại có chỗ như tượng người bán thân hóa đá, âm dương hài hòa sẽ sinh động.

Bên trồng cây ta dùng bay trát hết số vữa thừa vào khe dá, bên dưới chứa nước ta dùng chổi sơn và nước rửa hết số vữa thừa ở đáy ang và vách đá, càng dấu được mạch vữa, tác phẩm càng giống tự nhiên.

Để vách đá vừa cứng ta ngâm cả ang vào nước vài ngày, sau đó chuyển cả bầu đất và cây vào vị trí.

Với cây dáng trực ta để thẳng còn các dáng xiêu, hoành, huyền ta hướng ngọn cây về phía nước, sau này rễ khí sinh sẽ thả cách để hòa màu giữa các loại đá dị chủng là làm ướt vách ngăn rồi rắc xi măng nguyên chất lên vài lần ta sẽ có một bờ ngăn đồng màu và xù xì cũng rất đẹp mắt.

Ta hoàn tất tác phẩm bằng cách chọn một vài hòn đá đẹp để cạnh gốc cây và dưới hồ nước, dưới bóng cây đặt một mái nhà tranh, dưới hồ một thuyền câu nho nhỏ.

Chúc các bạn thành công!

Bùi Văn Thái

Ghép bonsai linh sam theo kinh nghiệm của Trần Thắng

ghép bonsai linh sam

Tuyệt chiêu ghép bonsai linh sam

Phương pháp ghép bonsai linh sam này anh Trần Thắng không cần keo liền sẹo, không cần hóc môn sinh trưởng gì hết. Thứ duy nhất là một con dao thật sắc. Đầu tiên là chọn cành ghép. Cành có lá thì tỉ lệ ghép dính sẽ cao hơn, không nên chọn đoạn cành không có lá và càng không nên chọn đoạn cành đang ra chồi.


ghép bonsai linh sam
ghép bonsai linh sam
Tiếp theo mấy bước sau phải làm nhanh kẻo nhựa bị khô khó dính. Cắt hết lá đoạn cành ghép bằng kéo. Đừng dùng tay bứt lá sẽ dễ bị dập mầm ngủ. Sau đó láy dao ghép vát chữ V đoạn gốc,dùng ngón tay cái tì lên dao để vết cắt được mịn.

ghép bonsai linh sam
Lấy dao ghép cắt chữ V trên thân ghép như hình vẽ. Vết cắt cần tới lớp gỗ để tầng sinh mô của gốc ghép và cành ghép có cơ hội tiếp xúc với nhau. Nói một cách đơn giản là tầng sinh mô là lớp tế bào nằm giữa võ và lõi gỗ, nó có khả năng sinh ra lõi gỗ và vỏ cây. Tầng sinh mô của gốc ghép và cành ghép tiếp xúc với nhau là mấu chốt của việc có ghép thành công hay không.

ghép bonsai linh sam
Nhét cành ghép vào gốc ghép

ghép bonsai linh sam
Dùng dây buột cố định phần tiếp xúc

ghép bonsai linh sam
Lấy bị nilong quấn kín cành ghép để cành không bị khô

ghép bonsai linh sam
ghép bonsai linh sam
Chăm sóc cây sau khi ghép

Sau khi ghép bonsai linh sam tầm 1 tuần, bạn mở nilong ra xem,nếu chưa dính thì ghép lại! Còn nếu may mắn dính rồi thì ta đậy nilong lại, đồng thời cắt bỏ những cành xung quanh để nhựa dồn về cành ghép.

Lưu ý rằng không cắt sạch nhánh xung quanh vì lúc này cành gép chưa có khả năng biến nhựa nguyên thành nhựa luyện nếu bạn cắt sạch cành xung quanh thì cành ghép không kéo nổi nhựa lên thế là cành chết.

Sau 30 ngày cành ghép đã nảy chồi mới. Đợi mầm chuyển sang màu xanh đậm thì bạn dùng dao rạch một lổ cho mầm thoát ra, nhớ đừng mở nilong sớm kẻo cành héo và chết.

ghép bonsai linh sam

Cách uốn cành rơi đẹp – Lâm Ngọc Vinh

Cành rơi như thế nào là đẹp?

Kỹ thuật uốn cành rơi thường áp dụng đối với những cây thân cao, dáng văn nhân, hoặc những cây lỡ có cành mọc hơi cao nhưng tác giả lại muốn kéo thấp xuống cho ấm tàn. Có thể áp dụng kỹ thuật này cho bất kỳ cây nào, không kể phong cách tự nhiên hay cây bài. Một cành rơi đẹp cần lắc lượn qua lại chứ không nên thẳng tuột khi nhìn ở bất kỳ góc độ nào.

Xem thêm các bài viết uốn tỉa, tạo hình bonsai tại chuyên mục Bonsai – Farmvina.

cành rơi
những co gập phải ngắn dần về phía ngọn cây
uốn cành
cách uốn cành cơ bản

Trước hết cành đẹp là cành khi nhìn từ mọi góc độ đều khúc khuỷu. Không nên cho rằng cây chỉ ngắm từ 1 phía nên nhìn từ mặt tiền cành rơi cong quẹo là đủ. Bởi mắt người cảm nhận được hình ảnh 3 chiều. Những chỗ vòng ra đằng sau sẽ tạo cảm giác về chiều sâu của tác phẩm. Uốn thế nào thì chẳng có một nguyên tắc nào cả, tùy vào cảm hứng lúc bạn uốn thôi. Ở mức cơ bản, hãy tưởng tượng như bạn đang uốn thành hình cái lò xo. Thành thạo hơn có thể uốn những đường vòng cung thành đường gập thật gấp, một đường vòng uốn thành 2 đường vòng nhỏ v.v

Khoảng cách các tán lá phải ngắn dần về phía ngọn cây.

bonsai farmvina
thác nước chảy qua ghềnh đá

Về tán lá, nếu uốn theo kiểu cây bài thì làm sao cho giống như nước chảy qua một ghềnh đá là đẹp. Tán lá có những khoảng trống để khoe cành, cành thì gập xuống thật mạnh (gập hẳn về phía thân càng tốt) rồi bung ngang ra thật mạnh. Nếu uốn kiểu “phong cách tự nhiên hơn” thì tán lá không nhiều khoảng trống và từ chi cấp 2 trở lên đôi khi có những cành mọc thẳng lên trời chứ không nằm ngang hoàn toàn như kiểu cây bài.

Nên mô phỏng cành rơi như 1 thác nước chảy qua ghềnh đá.

bonsai cành rơi
kiểu cành rơi tự nhiên

Kiểu cành rơi tự nhiên (xin lỗi hình không phù hợp lắm về độ dốc, bạn coi tạm).

Kỹ thuật uốn cành rơi

Uốn cành không phải chỉ bẻ gập cành lại là được, mà đồng thời phải xoắn nhẹ nó nữa. Việc xoắn cành có 3 điều lợi:

  1. Cành khó gãy.
  2. Ta có thể đưa những cành mọc sai hướng về đúng vị trí (có ví dụ bên dưới)
  3. Nhìn cành xoắn tự nhiên hơn cành chỉ bẻ.

Ví dụ như hình dưới đây là 1 cành thẳng tuột, chi cành lại mọc sai vị trí: co đầu mọc lượn về phía trước làm mất chiều sâu của cành. 2 chi đầu tiên lại mọc về phía trước che hết cả cành rơi, các chi con thì thưa thớt v.v. Nhưng chỉ sau 1 giờ qua bàn tay vàng của nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh thì nhìn đã khác hẳn: các chi mọc đúng chỗ, co đầu lượn ra sau có 1 chi, tiếp đến là chi đuổi, đến co 2 đưa về trước cũng có 1 chi đúng chỗ và cứ thế theo nhịp lắc lượn của cành rơi ta thấy cành rơi của cây này hầu như có đủ chi tại các chỗ cần thiết, tạo cho cành rơi rất tình và ấm tàn.

Về lý thuyết có lẽ chỉ cần nhớ 1 từ XOẮN là đủ. Kể lể rườm rà có lẽ càng thêm rối, mời bạn xem hình để hiểu thêm.

bonsai
cành rơi trước khi uốn

Cành rơi trước khi uốn

tạo cành rơi
cành rơi sau khi uốn

Nhân tiện giải thích thêm về chi đuổi (cành khoanh tròn): đó là chi mọc ra từ cành rơi nhưng không mọc ngang ra 2 bên mà ngọn lại “đuổi” về phía ngọn cành rơi. Tác dụng của cành này là lấp đầy khoảng trống tạo ra bởi các cành tẽ ngang 2 bên.

Những lưu ý quan trọng khi uốn cành rơi

Thời tiết rất quan trọng đối với việc uốn cành, nên chọn những ngày mát và tốt nhất là cả tuần sau đó đều mát. Nếu trời mưa, cây hút nước sẽ trương cứng các mô lên giống như ta bơm bóng bay vậy. Khi đó uốn cành dễ bị dập. Nếu trời nắng, lá thoát hơi nước nhiều dẫn tới héo lá và bỏ chi. Tại sao uốn cành thì lá sẽ bị thiếu nước vậy? Bạn hãy tưởng tượng cành cây như một ống dẫn nước. Nếu uốn cành (nhất là những co gập mạnh) thì đường dẫn nước sẽ bị tắc y như khi ta gập cái ống nước.

Có thể cắt nước 1, 2 ngày cho cây mất nước thì sẽ dẻo và dễ uốn hơn. Uốn xong lập tức tưới đẫm lại cho cây hồi. Việc này cũng cần chút xíu kinh nghiệm, nếu thấy lá có hiện tượng héo lập tức phải tưới nước lại cho cây hồi rồi mới tính.

Cần khá nhiều kinh nghiệm để biết được khi nào nên uốn cành. Mỗi chủng loại cây có thời điểm uốn khác nhau tùy vào độ cứng của cành. Tốt nhất là nên thường xuyên theo dõi chúng, dùng tay nắn thử nếu thấy cành dẻo dai là uốn được. Nếu uốn sớm quá và người uốn chưa quen tay thường sẽ bị dập và bỏ chi. Uốn muộn thì cành dễ gãy.

Thông thường chỉ uốn khi lá già. Chỉ có ngoại lệ đối với sam núi, mình nghe nói giống cây này khi tháo dây cành bị trả về rất mạnh cho nên phải uốn luôn từ khi cành & lá còn non.

Có một số trường hợp với sanh và tùng mình chỉ uốn có 1 nét gập, phần khác chỉ “níu” 1 chút sao cho ngọn nó vòng lên trời thôi. Đợi lá già thêm 1 đợt nữa thì lại uốn tiếp những nét gập mạnh. Tức là uốn làm nhiều lần.

trồng bonsai
nuôi thả cành rơi cho chóng to

Cành rơi thường phải to hơn những cành khác nhiều mới hợp tự nhiên, bởi chúng thường dài, số lá lớn nên cành cũng phải to. Tuy vậy, điều trái khoáy là đã uốn rủ thấp xuống thì cành lại phát chậm do ưu thế ngọn sẽ ức chế sự phát triển của cành rơi. Để khắc phục, bạn hãy nuôi thả đừng cắt tỉa gì cả và uốn những phần thừa (phần mồi cho cành to, sau này sẽ cắt bỏ) vòng lên cao. Ví dụ như hình dưới đây là cách nuôi cành của ông Robert Steven.

Lâm Ngọc Vinh

Bí quyết giúp sẹo lớn mau lành

sẹo lớn

Những cây có sẹo lớn có thể áp dụng kỹ thuật Van meer

Trong bài viết này, tác giả Bonsaininhbinh sẽ chia sẻ kỹ thuật Van meer cho bạn có thêm một cách mới giúp sẹo lớn mau lành trong xử lý trồng các loại cây cảnh.

Những cây rụng lá và vỏ mềm/dày (sanh, si, đa, lộc vừng, duối, mai chiếu thủy v.v.) phù hợp với kỹ thuật này. Những cây thường xanh (tùng cối, thông v.v.) không nên áp dụng, trừ cây tùng la hán mình nghĩ là làm được bởi theo quan sát của mình thì khả năng liền vỏ của tùng la hán cực kỳ tốt.

Lưu ý rằng bạn chỉ nên thực hiện những vết cắt lớn vào đầu xuân hoặc giữa thu, khi mà cây đang phát triển sung mãn nhất. Và cũng chỉ nên áp dụng với những cây có bộ rễ khỏe.

Lý thuyết về kỹ thuật “Van meer”

Khi cắt thân chính

liền sẹo
Cách cắt giật
trồng bonsai
Hình ảnh vết cắt lớn đang dần liền sẹo
cấu tạo thân cây
Cấu tạo thân cây
bonsai liền sẹo
Đục lõi gỗ khỏi thân cây
bonsai
Chia vỏ cây làm nhiều phần và gấp lên vết thương

Giả sử bây giờ bạn muốn cắt giật thân chính để có 1 đường thân thon thả hơn, thông thường bạn sẽ cắt thế này:

Sau đó vết cắt sẽ được đục lõm xuống 1 chút với 1 cái “núm” nhỏ ở chính giữa vết cắt. Sau đó chúng ta giữ cho vết thương tránh khỏi nước ngấm vào và chờ đợi vỏ cây phát triển trùm lên:

Thay vì làm như thông thường, hãy nhìn sâu vào lớp gỗ, và cố hiểu cấu trúc của thân cây– kiến thức quan trọng bậc nhất khi làm bonsai, bạn sẽ thấy tiếc vì đã cắt bỏ lớp Cambium (tầng sinh mô) một cách phí phạm!

Hãy nhớ tới trường hợp bị bỏng ở người, bác sỹ sẽ lấy 1 lớp da ở mông bạn “vá” vào chỗ vết thương. Và đó cũng chính xác là điều chúng ta sẽ làm với vết thương của cây. Chúng ta sẽ loại bỏ lớp gỗ (sapwood) mà không làm tổn thương tới lớp cambium, sau đó gấp lớp vỏ cây lên vết thương.

Cụ thể, ta sẽ cắt chừa ra 1 đoạn thân, lấy đục loại bỏ đi phần lõi gỗ bên trong rồi cắt vỏ ra làm nhiều phần nhỏ và gấp lên che vết thương. Điều lưu ý quan trọng ở đây mà mình cần nhắc lại là không được làm tổn thương lớp Cambium (1 lớp cực mỏng nằm giữa vỏ cây và lõi gỗ, có nhiệm vụ sản sinh tế bào). Bạn nên chỉ đục vừa đủ tới khi lấy tay ấn ấn có cảm giác là có thể gấp lại được là ngưng. Chính vì lớp Cambium rất mỏng nên lý thuyết nói thì nghe hay vậy chứ thực tế muốn làm được bạn phải rất khéo tay, và cần có dụng cụ tốt như máy làm lũa và đục tay sắc. (Nếu chỉ có đục tay mình khuyên là không nên làm vì chắc chắn sẽ làm rung gốc, đứt rễ)

Sau đó chúng ta sẽ lấy dao sắc chia vỏ ra làm nhiều phần và gấp lên vết thương. Bạn đừng lo lắng nếu vỏ không che kín vết cắt bởi những mảng nhỏ như vậy sẽ rất mau liền, và nếu cố che kín sẽ không tránh khỏi việc vết thương bị gồ lên trông sẽ thiếu thẩm mỹ.

Khi cắt nhánh mồi

trồng bonsai
Cắt nhánh mồi
đục gỗ
Đục lõi gỗ của phần nhánh chừa lại
farmvina
Phần vỏ còn lại sau khi đục bỏ lõi gỗ
kỹ thuật bonsai
Áp phần vỏ vào vết cắt
ghép cây
Cách bịt vết cắt lớn

Kỹ thuật này cũng có thể áp dụng với những nhánh mồi (sacrifice branch) nuôi cho thân to. Tương tự, nguyên tắc là chúng ta sẽ chừa lại 1 mảnh vỏ cây (vẫn còn nguyên lớp tế bào sinh mô Cambium nằm giữa phần gỗ và phần vỏ- điều này rất quan trọng) và ốp miếng vỏ vào vết thương mới cắt. Lưu ý rằng để sẹo không lồi lên trông mất thẩm mỹ thì ta cần đục gỗ lõm vào trong thân 1 chút sao cho khi ốp vỏ vào thì bề mặt gần như phẳng. Bạn để chừa ra vài khoảng trống nhỏ cũng không sao (những khẽ hở nhỏ sẽ rất mau liền), nhưng đừng tham lam ốp vỏ chồng chéo lên nhau cho kín, khi lành vết cắt sẽ lồi lõm mất thẩm mỹ.

Khi vết thương lớn, nên ốp vỏ từ các hướng thì sẽ đẹp và mau liền hơn.

Một vài hình ảnh thực tế

Quá trình tạo dáng một cây Dutch Hawthorn (táo gai Hà Lan)

cây táo gai
Cây táo gai hà lan khai thác ở rừng

Năm 2001, tác giả khai thác 1 cây táo gai ở khu rừng gần nhà:

Cây được cắt vừa đủ và trồng vào chậu nhựa:
trồng cây táo gai vào chậu nhựa
Tác giả đã quyết định cắt bỏ ngọn để giảm chiều cao (ngay sau khi đánh từ rừng về, cây này khỏe thật)
cắt bỏ ngọn cây táo gai
Tới mùa xuân năm sau, cây đã bắt đầu phun đầy lộc
nuôi thả cây táo gai cho khỏe
Năm 2005, ngọn cây đã trở nên rất dài sau 3 năm nuôi thả:
cây táo gai trồng 4 năm trong chậu nhựa
Ngọn được cắt bớt đi 1 phần, tác giả không cắt ngay tới vị trí mong muốn bởi ông vẫn cần ngọn lớn thêm chút nữa, và ông muốn có nhiều nhánh mới để lựa chọn, tránh rủi ro.
cắt ngọn cây táo gai
Năm 2008, ngọn được cắt tới vị trí mong muốn và ở đây ông đã áp dụng kỹ thuật “Van Meer” với sự trợ giúp của đục và máy mài khuôn:
ngọn cây táo gai được áp dụng kỹ thuật làm vết sẹo mau liền
Vỏ được ép sát vào lõi gỗ nhờ 1 miếng lưới nhựa và dây đồng:
cố định vết cắt bằng lưới nhựa
Sau đó dùng keo liền sẹo phủ lên cho vết cắt không bị khô hoặc bị nước vào. Lưu ý là không nên dùng keo Mỹ Tiến hoặc các loại tương tự trong trường hợp này bởi keo sẽ bít vào các khe hở cản trở việc liền sẹo. Nếu không có keo bằng sáp ong thì mình có “sáng kiến” là dùng đất sét nặn của học sinh (bán ở các cửa hàng dụng cụ học tập) bít vào, có điều mình chưa thử, bạn nào làm chuột bạch thử xem!
che vết cắt bằng keo liền sẹo
Khi nhìn toàn cảnh cái cây sẽ như hình dưới. Lưu ý rằng 2 nhánh ở 2 đầu vết cắt sẽ thúc đẩy rất mạnh quá trình liền sẹo:
vết cắt khi nhìn từ xa
Năm 2010, vết cắt trông như hình dưới. Các mũi tên đỏ chỉ mép cũ của vết cắt, đường màu xanh chỉ đường viền mới của vết cắt. Phần hở nhỏ còn lại sẽ dần liền sau một vài năm tới.

Tạo 2 rễ mới từ 1 rễ

Ví dụ 1

Chiếc rễ lớn dài 4cm trong hình dưới là phần còn lại của cây sau khi khai thác trên đồi. Mặc dù rễ này ở mặt sau cây nhưng tác giả vẫn quyết định làm cho nó trông tự nhiên hơn ngay sau khi cây bắt đầu mọc những rễ phụ đầu tiên.
rễ lớn

Cây năm 1991

Đầu tiên, tác giả cắt 1 hình chữ V trên rễ, sau đó dùng máy mài khuôn và đục cẩn thận loại bỏ phần gỗ thừa như hình vẽ, cuối cùng gấp vỏ lại và cố định bằng 1 chiếc ghim giấy, sau đó trét đất sét lên để khỏi ngấm nước.
đục lõi gỗ của rễ
Sau 20 năm! cái rễ giờ đây nhìn rất tự nhiên. Tuy mất thời gian nhưng thành quả thật tuyệt vời.
kỹ thuật chẻ rễ

Ví dụ 2

Cây táo gai này được khai thác ở Wales (Anh) năm 2006. Có 1 số rễ cần được chỉnh sửa và đây là cách mà tác giả đã làm:
rễ cây táo gai cần chỉnh sửa

Bạn có để ý chiếc dây thép chằng vòng quanh rễ để làm gì không?Đó là dây thép luồn xuống dưới đáy chậu để cố định cây đứng vững. Điều này là bắt buộc khi chất trồng là các hạt rời 3-5mm. Hi vọng các bạn cũng dần tìm hiểu và ứng dụng việc dùng chất trồng hạt lớn.

Bạn có thể thấy giống táo gai liền sẹo chậm thế nào, mà lại còn hầu như không thể kín sẹo nữa. Cái rễ thì quá lớn, không côn mà lại chổng ngược lên trời. Nó làm xấu đi hình ảnh tổng thể của cây và sửa lại cái rễ này là điều bắt buộc phải làm từ rất sớm. Đầu tiên là cắt ngắn rễ:
cắt ngắn rễ
Tiếp theo là đục bỏ bớt phần lõi gỗ:
đục bỏ lõi gỗ của rễ
Sau đó cố định vỏ cây bằng ghim giấy (và bọc đất sét vào phần chữ V rồi phủ đất trồng lên để giữ ẩm)
cố định vỏ cây bằng ghim giấy

Ví dụ 3

sẹo lớn
Nhét đất sét vào phần chữ v
rễ cây táo gai
rễ cây táo gai
cây táo gai
đục bỏ lõi gỗ của rễ cây táo gai
gấp vỏ cây vào phần chữ V
gấp vỏ cây vào phần chữ V

Bonsaininhbinh.com